Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cần cách tiếp cận mới

VOV.VN - PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cần một cách tiếp cận mới về tư duy thị trường, hiện đại hóa và tầm nhìn năng lượng tái tạo từ đó tạo cơ hội thời đại và vị thế quốc gia mới.

Đề án Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2020, với mục tiêu xây dựng, hình thành và phát triển thị trường năng lượng (than, khí, điện) cạnh tranh lành mạnh, theo từng giai đoạn và có sự điều tiết của Nhà nước. Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia góp phần đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội và thực hiện các mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước, tăng cường hội nhập quốc tế.

Năng lượng quyết định khả năng phát triển bền vững

Tại Diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, do Ban Tuyên giáo Trung ương giao Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đồng tổ chức hôm nay (6/12), nhiều ý kiến thống nhất với nhận định: Năng lượng là yếu tố then chốt, có tính quyết định tạo khả năng phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới. Do vậy, bảo đảm an ninh năng lượng luôn là ưu tiên trong chiến lược phát triển của các quốc gia.

Để thực hiện mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 55- NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị, ông Lê Anh Chiến, Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) cho biết, tập đoàn đã và đang tập trung khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên năng lượng trong nước kết hợp với xuất, nhập khẩu năng lượng hợp lý; triệt để thực hành tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng. Đồng thời chủ động sản xuất được một số thiết bị chính trong các phân ngành năng lượng; nâng cấp, xây dựng lưới điện truyền tải, phân phối điện tiên tiến, hiện đại.

“Petrovietnam luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của Việt Nam, các công ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia, đồng thời không ngừng cải tiến công nghệ, cập nhật các công nghệ mới giúp giảm thiểu phát thải ra môi trường và hạn chế tối đa các rủi ro không mong muốn. Petrovietnam và các đơn vị thành viên luôn đảm bảo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật về an toàn, sức khỏe, môi trường hiện hành”, ông Chiến khẳng định.

Phân tích mô hình phát triển năng lượng tái tạo của Đài Loan (Trung Quốc), PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình, Khoa Kinh tế, Đại học Mở Hà Nội nêu một số kinh nghiệm có tính ứng dụng cao khi phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh của Việt Nam. Theo đó, từ năm 2009, Đài Loan đã ban hành Đạo luật phát triển năng lượng tái tạo, mở đường cho phát triển năng lượng tái tạo của Đài Loan.

Đạo luật quy tụ nhiều DN tham gia với mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo nhằm tách khỏi sự phụ thuộc của Đài Loan vào các nguồn năng lượng có hạn, góp phần giảm lượng khí thải carbon dioxide và ngăn chặn những thảm họa do sự nóng lên toàn cầu gây ra. Đài Loan cương quyết sẽ cải thiện được năng lực cạnh tranh quốc gia nếu phát triển năng lượng tái tạo. Đồng thời, Đài Loan đã thúc đẩy mạnh mẽ các chính sách tăng cường năng lượng tái tạo, đặc biệt là trong lĩnh vực điện mặt trời và điện gió. Với mục tiêu hướng tới nền kinh tế các bon thấp, Đài Loan rất chú trọng các chính sách phát triển năng lượng tái tạo.

“Theo kinh nghiệm của các nước phát triển trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, để phát triển bền vững nguồn năng lượng tái tạo cần tập trung vào các chính sách, hạ tầng truyền tải và điều độ vận hành hệ thống điện. Vì vậy, cần chuyển sang cơ chế đấu thầu để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư được chọn lựa để phát triển sẽ là nhà đầu tư đưa ra giá bán điện từ dự án điện năng lượng tái tạo thấp nhất”, bà Bình đề cập.

Thay đổi cách tiếp cận thị trường năng lượng cạnh tranh

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, để phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh cần một cách tiếp cận mới về tư duy thị trường, hiện đại hóa và tầm nhìn năng lượng tái tạo từ đó tạo cơ hội thời đại và vị thế quốc gia mới. Trong quá trình này, cần điều chỉnh chiến lượng phát triển năng lượng tái tạo cả phía cung lẫn phía cầu trên cơ sở căn bản về giá cả và thị trường điều tiết, chủ động đẩy mạnh quá trình thị trường hóa điện song hành cùng giá điện.

“Để giá điện thực sự mang tính thị trường và công bằng trong xã hội, cần tách bạch vai trò giữa nhà nước và thị trường. Cần trả lại vai trò DN đích thực cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đồng thời đẩy nhanh việc hình thành cơ chế giá điện 2 thành phần (giá công suất và giá điện năng), cũng như chủ động có kế hoạch điều chỉnh giả điện theo mùa vụ, trừ trường hợp bất thường”, PGS.TS Trần Đình Thiên đề cập.

Để phát huy vai trò báo chí trong tuyên định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, các cơ quan báo chí cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả hơn giữa các Bộ, ngành, cơ quan để chủ động xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh. Ngoài ra, cần thúc đẩy thông tin, truyền thông trên nền tảng số.

“Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương cần coi trọng và tăng đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ quan truyền thông, báo chí làm nhiệm vụ tuyên truyền về thị trường năng lượng cạnh tranh phù hợp với yêu cầu và quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ thông tin trên báo chí, mạng xã hội, chủ động đấu tranh, bóc gỡ, ngăn chặn tin giả, tin xấu độc và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về an ninh mạng, an toàn thông tin...”, TS. Nguyễn Minh Phong nêu giải pháp.

Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, từ Diễn đàn “Phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thị trường năng lượng cạnh tranh, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế hội nhập quốc tế đồng bộ, minh bạch, cạnh tranh và đa dạng, đồng thời góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững trong kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Việt Nam chú trọng an ninh năng lượng
Việt Nam chú trọng an ninh năng lượng

VOV.VN - Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đạt mức tiết kiệm từ 8%-10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 đến năm 2030. Đó là thông tin đưa ra tại Hội thảo Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam. Hội thảo này do Bộ Công Thương và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc phối hợp tổ chức sáng nay (3/12) tại Đà Nẵng.

Việt Nam chú trọng an ninh năng lượng

Việt Nam chú trọng an ninh năng lượng

VOV.VN - Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đạt mức tiết kiệm từ 8%-10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 đến năm 2030. Đó là thông tin đưa ra tại Hội thảo Thúc đẩy thị trường đầu tư tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong lĩnh vực công nghiệp tại Việt Nam. Hội thảo này do Bộ Công Thương và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc phối hợp tổ chức sáng nay (3/12) tại Đà Nẵng.

Chuyển đổi năng lượng sạch: Chủ đề nóng tại COP29
Chuyển đổi năng lượng sạch: Chủ đề nóng tại COP29

VOV.VN - Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan.

Chuyển đổi năng lượng sạch: Chủ đề nóng tại COP29

Chuyển đổi năng lượng sạch: Chủ đề nóng tại COP29

VOV.VN - Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan.

"Điện hạt nhân và những nguồn năng lượng mới dứt khoát phải có"
"Điện hạt nhân và những nguồn năng lượng mới dứt khoát phải có"

VOV.VN - Nêu ý kiến góp ý cho dự án Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều ĐBQH đề nghị bổ sung các điều khoản về khuyến khích đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện hạt nhân.

"Điện hạt nhân và những nguồn năng lượng mới dứt khoát phải có"

"Điện hạt nhân và những nguồn năng lượng mới dứt khoát phải có"

VOV.VN - Nêu ý kiến góp ý cho dự án Luật Điện lực (sửa đổi), nhiều ĐBQH đề nghị bổ sung các điều khoản về khuyến khích đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điện hạt nhân.