Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trực tiếp chỉ đạo tái cơ cấu NH

(VOV) -Ban Chỉ đạo liên ngành triển khai Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015” chính thức được thành lập.

Ngày 13/3/2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 454/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành triển khai Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015".

Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh là Trưởng Ban Chỉ đạo. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình là Phó Trưởng Ban thường trực.

Các thành viên Ban Chỉ đạo gồm: Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Văn Phượng; Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn; Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh; Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển; Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng theo các mục tiêu, định hướng nêu tại Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015"; Nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp xử lý những vấn đề quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện Đề án. Tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và địa phương xử lý các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành và địa phương trong phạm vi Đề án; Tham mưu, giúp Thủ tướng Chính phủ điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời tăng cường trách nhiệm, sự tham gia, phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Đề án; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.

Trưởng Ban chỉ đạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các thành viên Ban Chỉ đạo. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải quyết nợ xấu – mấu chốt của tái cơ cấu ngân hàng
Giải quyết nợ xấu – mấu chốt của tái cơ cấu ngân hàng

(VOV) -Nợ xấu làm tắc nghẽn kênh huy động vốn của nền kinh tế, không giải quyết được thì không thể tái cơ cấu các NHTM.

Giải quyết nợ xấu – mấu chốt của tái cơ cấu ngân hàng

Giải quyết nợ xấu – mấu chốt của tái cơ cấu ngân hàng

(VOV) -Nợ xấu làm tắc nghẽn kênh huy động vốn của nền kinh tế, không giải quyết được thì không thể tái cơ cấu các NHTM.

Tái cơ cấu ngân hàng phải gắn với lợi ích của người gửi tiền
Tái cơ cấu ngân hàng phải gắn với lợi ích của người gửi tiền

Ngoài ra, tái cơ cấu ngân hàng cũng phải bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống.  

Tái cơ cấu ngân hàng phải gắn với lợi ích của người gửi tiền

Tái cơ cấu ngân hàng phải gắn với lợi ích của người gửi tiền

Ngoài ra, tái cơ cấu ngân hàng cũng phải bảo đảm tính thanh khoản và an toàn hệ thống.  

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện tốt tái cơ cấu ngân hàng
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện tốt tái cơ cấu ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, nhất là điều hành căn cơ cả lãi suất huy động và cho vay.

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện tốt tái cơ cấu ngân hàng

Thủ tướng chỉ đạo thực hiện tốt tái cơ cấu ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, nhất là điều hành căn cơ cả lãi suất huy động và cho vay.

IMF: Việt Nam cần đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng
IMF: Việt Nam cần đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng

IMF cũng khuyến nghị Việt Nam nên cẩn trọng trong những đợt giảm lãi suất và xây dựng lại quỹ dự trữ ngoại hối.

IMF: Việt Nam cần đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng

IMF: Việt Nam cần đẩy nhanh tái cơ cấu ngân hàng

IMF cũng khuyến nghị Việt Nam nên cẩn trọng trong những đợt giảm lãi suất và xây dựng lại quỹ dự trữ ngoại hối.