Quản lý sản xuất, kinh doanh bia: Khó kiểm soát

VOV.VN - Nhiều quy định thiếu tính khả thi bởi không rõ cơ quan giám sát, chế tài xử phạt cụ thể và có phạt được hay không.

Chiều 9/9, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo góp ý Nghị định về quản lý, kinh doanh bia. Một số ý kiến cho rằng, việc ban hành Nghị định này là cần thiết nhằm hạn chế lạm dụng loại đồ uống này, cũng như có các biện pháp quản lý từ sản xuất đến kinh doanh. Song, vẫn còn nhiều điểm khiến dư luận hoài nghi về tính khả thi.

Theo đại diện Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), mục tiêu của Nghị định nhằm giảm tác hại của lạm dụng bia đối với sức khỏe cộng đồng, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, hạn chế việc uống bia không đúng lúc, không đúng chỗ, không đúng đối tượng và uống quá liều lượng cho phép. Nghị định quy định khá chi tiết về quản lý sản xuất loại đồ uống này.

Một số ý kiến cho rằng, đây là sản phẩm kinh doanh có điều kiện, do đó quy định về cấp giấy phép kinh doanh là cần thiết. Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề dán tem sản phẩm hiện còn nhiều ý kiến khác nay.

Theo cơ quan soạn thảo, giải pháp dán tem sẽ góp phần loại bỏ các hành vi gian lận thương mại như khai gian sản lượng, trốn thuế, buôn bán hàng nhập lậu và làm giả sản phẩm bia, qua đó bảo vệ tốt hơn quyền lợi người tiêu dùng và các nhà sản xuất chân chính…

Cần cân nhắc vì chi phí cho việc dán tem bia là rất lớn. (Ảnh: KT)
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cho rằng, cần cân nhắc vì chi phí cho việc dán tem là rất lớn. Ngoài ra, với số lượng sản phẩm phải dán quá nhiều, nếu không giám sát kỹ, sẽ nảy sinh nhiều tiêu cực như xuất hiện tem giả, hoặc cơ chế xin – cho.

Ông Vũ Xuân Dũng – Phó Tổng Giám đốc Công ty bia Hà Nội nêu ý kiến: “Cần có nghiên cứu phù hợp. Việc này liên quan đến chi phí và ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp. Hiện cả nước sản xuất 3 tỷ lít bia/năm, trung bình khoảng 10 tỷ đơn vụ sản phẩm phải dán tem. Nếu 160-170 đồng/tem thì sẽ tốn 1.600 – 1.700 tỷ đồng/năm. Mỗi nhà máy lại có quy trình công nghệ dây chuyền khác nhau, nếu thực hiện thì phải có khảo sát và có đầu tư máy móc để dán tem cho phù hợp. Do đó nếu tốn kém về việc này mà không hiệu quả thì cần cân nhắc.”

Liên quan đến hoạt động kinh doanh, nhiều ý kiến cho rằng, quy định không được bán đồ uống này qua phương tiện điện tử là chưa rõ ràng. Đặc biệt là quy định cấm bán bia các địa điểm như trường học, bệnh viện, công sở, vỉa hè; bán cho người có biểu hiện say bia, say rượu; cho phụ nữ có thai và trong thời gian đang cho con bú; người đang có bệnh lý về lạm dụng sử dụng bia, rượu ”; người dưới 18 tuổi…

Tuy nhiên, một số ý kiến băn khoăn liệu có khả thi trong thực tế. Ngoài ra, cơ quan nào sẽ giám sát và chế tài xử phạt cụ thể như thế nào, có phạt được hay không.

Bà Trịnh Thị Hằng Nga, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, Bộ Công Thương cần có nghiên cứu, xem xét tính khả thi, không phải những gì không quản được thì sẽ cấm.

“Phải xét trong điều kiện thực tế cũng như cơ quan chức năng có kiểm soát được những việc đó không. Ví dụ không được bán bia cho người dưới 18 tuổi, vậy người đi mua bia phải mang chứng minh thư đi hay thế nào. Tôi nghĩ là với những trường hợp cấm đó thì mình quản lý giám sát thế nào, chứ không phải cứ không quản được thì cấm. Đã cấm thì cần phải có giám sát, xử lý. Nếu quy định một loạt như thế thì khá nhiều trường hợp là cơ quan quản lý không kiểm soát và xử lý được”, bà Nga nhấn mạnh.

Theo kế hoạch, dự thảo Nghị định được lấy ý kiến rộng rãi, sau đó Bộ Công Thương sẽ tập hợp ý kiến để chỉnh sửa phù hợp và trình Chính phủ vào cuối năm nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP HCM tiếp tục đề xuất cấm bán rượu, bia sau 23 giờ
TP HCM tiếp tục đề xuất cấm bán rượu, bia sau 23 giờ

Thống kê có đến 70% số vụ tai nạn giao thông do người điều khiển xe sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông

TP HCM tiếp tục đề xuất cấm bán rượu, bia sau 23 giờ

TP HCM tiếp tục đề xuất cấm bán rượu, bia sau 23 giờ

Thống kê có đến 70% số vụ tai nạn giao thông do người điều khiển xe sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông

Cấm bán rượu bia sau 22h: Cơ quan soạn thảo nói gì?
Cấm bán rượu bia sau 22h: Cơ quan soạn thảo nói gì?

Quy định cấm bán rượu bia sau 22h trong dự thảo Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia do Bộ Y tế đưa ra mới đây đang được dư luận quan tâm.

Cấm bán rượu bia sau 22h: Cơ quan soạn thảo nói gì?

Cấm bán rượu bia sau 22h: Cơ quan soạn thảo nói gì?

Quy định cấm bán rượu bia sau 22h trong dự thảo Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia do Bộ Y tế đưa ra mới đây đang được dư luận quan tâm.

Bộ Y tế lý giải cấm bán rượu, bia sau 22h
Bộ Y tế lý giải cấm bán rượu, bia sau 22h

Quy định cấm bán rượu, bia sau 22h hàng ngày là một trong những điểm nhấn tại dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia do Bộ Y tế đang xây dựng.

Bộ Y tế lý giải cấm bán rượu, bia sau 22h

Bộ Y tế lý giải cấm bán rượu, bia sau 22h

Quy định cấm bán rượu, bia sau 22h hàng ngày là một trong những điểm nhấn tại dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia do Bộ Y tế đang xây dựng.

Cấm bán rượu bia sau 22h: Cấm kiểu gì?
Cấm bán rượu bia sau 22h: Cấm kiểu gì?

VOV.VN - Với đặc thù văn hóa truyền thống người Việt, để hạn chế tác hại của rượu bia, mấu chốt không phải ban hành lệnh cấm mà phải tuyên truyền.

Cấm bán rượu bia sau 22h: Cấm kiểu gì?

Cấm bán rượu bia sau 22h: Cấm kiểu gì?

VOV.VN - Với đặc thù văn hóa truyền thống người Việt, để hạn chế tác hại của rượu bia, mấu chốt không phải ban hành lệnh cấm mà phải tuyên truyền.

Bộ Y tế tiếp thu ý kiến xung quanh đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h
Bộ Y tế tiếp thu ý kiến xung quanh đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h

VOV.VN -Hiện nay, tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở nước ta đang ở mức báo động và ngày càng gia tăng.

Bộ Y tế tiếp thu ý kiến xung quanh đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h

Bộ Y tế tiếp thu ý kiến xung quanh đề xuất cấm bán rượu bia sau 22h

VOV.VN -Hiện nay, tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở nước ta đang ở mức báo động và ngày càng gia tăng.