Quy hoạch điện 8 cần tương tác với vùng công nghiệp, sản xuất

VOV.VN - Quy hoạch điện phải được nhìn nhận trong một mối quan hệ tổng thể, tương tác với quy hoạch để phát triển các khu vực công nghiệp sản xuất, đồng thời đưa ra được cơ chế, định hướng cho sử dụng đất.

Chiều 4/5, chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định kết quả rà soát, hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện 8), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Quy hoạch điện phải được nhìn nhận trong một mối quan hệ tổng thể, tương tác với quy hoạch để phát triển các khu vực công nghiệp sản xuất, đồng thời đưa ra được cơ chế, định hướng cho sử dụng đất.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, mục tiêu tổng quát Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; cung cấp đủ điện ổn định, có chất lượng cao với giá cả hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái…Quy hoạch điện 8 nhằm cung cấp đầy đủ nhu cầu điện trong nước, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm trong giai đoạn 2021-2030, khoảng 6,5-7,5%/năm trong giai đoạn 2031-2050.  

Bộ Công Thương cũng đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch liên quan đến đảm bảo an ninh cung cấp điện; pháp luật và chính sách; bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai; khoa học và công nghệ; tăng cường năng lược trong nước, nội địa hóa thiết bị ngành điện, xây dựng phát triển ngành Cơ khí điện; giá điện… Quy hoạch cũng đã đề ra lộ trình cắt giảm điện than mạnh mẽ để chuyển đổi, thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió và điện khí.

Tại cuộc họp, các thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá: Quy hoạch điện 8 đã có các kịch bản chuyển đổi năng lượng trên cơ sở tích hợp những cam kết của Chính phủ tại Hội nghị COOP26 (phấn đấu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050); nghiên cứu và đề xuất chương trình phát triển lưới điện, liên kết lưới điện, phát triển lưới điện nông thôn, đánh giá tác động môi trường và hệ thống sử dụng đất…

Tuy nhiên, theo PGS.TS. Phạm Hoàng Lương, Giám đốc Viện Khoa học Công nghệ Quốc tế Việt Nam-Nhật Bản (Đại học Bách khoa Hà Nội), cần đưa ra theo 3 nhóm giải pháp liên quan đến công tác quản trị, nhóm giải pháp liên quan đến tài chính cho các dự án điện và nhóm giải pháp liên quan đến công nghệ năng lượng.

“Hiện trạng tiêu thụ lưới điện ở Việt Nam cần được cập nhật tới cuối năm 2022, cân nhắc việc bổ sung, phân tích, đánh giá tính khả thi thực hiện các kịch bản tháng 4/2023 có xét đến mục tiêu về chương trình đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, cần có bổ sung thông tin về hiện trạng, và triển vọng phát triển, nhu cầu, quy mô và chi phí sản xuất điện của các công nghệ chuyển đổi nhiên liệu đây có thể nói là nội dung chính làm xanh hệ thống điện”, PGS.TS. Phạm Hoàng Lương đề xuất.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Quy hoạch điện 8 có nhiều điểm cập nhật quan điểm, tư duy đổi mới nhằm giải quyết thách thức đặt ra trong ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng, chuyển đổi xanh và kinh tế tuần hoàn.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng chỉ ra những hạn chế, bất cập trong triển khai các dự án điện thời gian qua, đặc biệt nhấn mạnh “Chưa một dự án điện nào đáp ứng tiến độ, luôn chậm tiến độ 5  - 10 năm”. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương và Viện Năng lượng cần chỉ ra những vướng mắc, hạn chế trong kỷ luật, kỷ cương, việc đảm bảo tiến độ các dự án điện; làm tõ tính trách nhiệm liên đới giữa các bên. Đặc biệt, cần tiếp tục cập nhật số liệu, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, tính đồng bộ, trách nhiệm và giải pháp đảm bảo kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiện, để Quy hoạch điện đạt mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

“Quy hoạch điện phải được nhìn trong một mối quan hệ tổng thể, dưới góc độ tương tác giữa quy hoạch điện với quy hoạch để phát triển các khu vực công nghiệp sản xuất, phải dẫn dắt cho được phát triển, có cung có cầu. Quy hoạch phải định hướng cho sử dụng đất, tức là phải đưa được cơ chế năng lượng là ưu tiên tuyệt đối, mọi cơ chế giải phóng mặt bằng nhà nước phải làm. Khi đưa ra kế hoạch là phải giải phóng mặt bằng, phải giao đất sạch. Cùng với đó địa phương phải xem xét lại phát triển các vùng phụ tải đảm bảo không phải có truyền tải điện, đi nơi này nơi khác sẽ lãng phí”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những hệ quả khi chậm ban hành Quy hoạch Điện VIII?
Những hệ quả khi chậm ban hành Quy hoạch Điện VIII?

VOV.VN - Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Quy hoạch Điện VIII) - cần phải được ban hành bởi đã quá chậm là khuyến nghị của cả cơ quan quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp.

Những hệ quả khi chậm ban hành Quy hoạch Điện VIII?

Những hệ quả khi chậm ban hành Quy hoạch Điện VIII?

VOV.VN - Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Quy hoạch Điện VIII) - cần phải được ban hành bởi đã quá chậm là khuyến nghị của cả cơ quan quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp.

Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng sớm phê duyệt Quy hoạch Điện VIII
Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng sớm phê duyệt Quy hoạch Điện VIII

VOV.VN - Bộ Công Thương đề nghị sớm phê duyệt Quy hoạch Điện VIII bởi đây là cơ sở pháp lý về quy hoạch quan trọng được thực hiện để triển khai các dự án điện.

Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng sớm phê duyệt Quy hoạch Điện VIII

Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng sớm phê duyệt Quy hoạch Điện VIII

VOV.VN - Bộ Công Thương đề nghị sớm phê duyệt Quy hoạch Điện VIII bởi đây là cơ sở pháp lý về quy hoạch quan trọng được thực hiện để triển khai các dự án điện.

Quy hoạch điện VIII không đưa 6.800 MW nhiệt điện than vào cân đối
Quy hoạch điện VIII không đưa 6.800 MW nhiệt điện than vào cân đối

VOV.VN - 5 dự án điện than với tổng công suất 6.800 MW có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn nên không đưa vào cân đối và bù bằng các nguồn khác, chủ yếu là điện gió và sinh khối.

Quy hoạch điện VIII không đưa 6.800 MW nhiệt điện than vào cân đối

Quy hoạch điện VIII không đưa 6.800 MW nhiệt điện than vào cân đối

VOV.VN - 5 dự án điện than với tổng công suất 6.800 MW có khó khăn trong triển khai và thu xếp vốn nên không đưa vào cân đối và bù bằng các nguồn khác, chủ yếu là điện gió và sinh khối.