Quy hoạch điện VIII: Cơ sở pháp lý quan trọng để triển khai dự án lưới điện quốc gia

VOV.VN - Trong bối cảnh áp lực cung cấp điện được dự báo hết sức căng thẳng do hạn hán, thủy điện thiếu nước, nhiều nguồn năng lượng sơ cấp cho phát điện đang phải phụ thuộc nhập khẩu… Quy hoạch Điện VIII vừa được Thủ tướng chính phủ ký phê duyệt ngày 15/5 vừa qua được đón nhận với kỳ vọng sẽ giải tỏa nỗi lo thiếu điện trong cả trước mắt và dài hạn.

Sau gần 4 năm từ lúc khởi thảo xây dựng, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) với mục tiêu chuyển đổi năng lượng, phát triển hệ sinh thái năng lượng tái tạo và xuất nhập khẩu điện vừa được Thủ tướng chính phủ ký phê duyệt ngày 15/5 vừa qua.

Quy hoạch điện VIII quy hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên, công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm cả các công trình liên kết lưới điện với các quốc gia láng giềng. Quy hoạch đặt mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quy hoạch điện VIII được phê duyệt nhất quán quan điểm: Điện là ngành hạ tầng quan trọng, phát triển điện lực phải đi trước một bước tạo nền tảng thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.

“Việc Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mở ra không gian phát triển mới cho ngành năng lượng Việt Nam theo hướng bền vững, công bằng, phù hợp với xu hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế carbon thấp. Đồng thời, thể hiện quyết tâm, nỗ lực rất lớn Bộ Công Thương và các cơ quan, bộ ngành có liên quan trong việc xây dựng thành công Quy hoạch điện VIII”, Bộ Trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Các dự án đang chờ Quy hoạch điện VIII sẽ được tháo gỡ, đưa vào triển khai thi công và tiến độ thi công sẽ đảm bảo. Đây cũng chính là tinh thần của Quy hoạch điện VIII. Là người đóng góp, cho ý kiến nhiều lần vào dự thảo Quy hoạch điện nhiều năm qua, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh cho rằng, Quy hoạch điện VIII sẽ là căn cứ quan trọng để triển khai các dự án nguồn điện đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng của kinh tế và xã hội, giải bài toán cơ cấu về nguồn điện, kết hợp điện năng lượng tái tạo với nguồn truyền thống.

Theo ông Hà Đăng Sơn khi các nguồn cung về năng lượng truyền thống trong quá trình cạn kiệt, chúng ta bắt đầu phải chuyển dịch cơ cấu năng lượng, sử dụng nhiều hơn các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời cũng như thực hiện một loạt các cam kết liên quan đến biến đổi khí hậu, tất cả những thách thức này đặt ra một sự khó khăn khác hơn nhiều so với các bản Quy hoạch trước. Đó là làm sao có thể tích hợp những nguồn điện năng lượng tái tạo như: điện gió, điện mặt trời.

“Bộ Công Thương cũng như đơn vị tư vấn là Viện Năng lượng đã có nỗ lực rất lớn cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để tiếp cận được với những công cụ mới, cách thức làm quy hoạch mới, thực sự giải quyết được bài toán là làm sao để tăng cường tỷ trọng của các nguồn năng lượng tái tạo cho Việt Nam. Việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII cũng giúp giải quyết bài toán khó, chúng ta đã có cơ sở pháp lý cho việc triển khai đầu tư các dự án nguồn và lưới lớn cũng như vấn đề chưa giải tỏa được các dự án điện mặt trời và điện gió. Việc phê duyệt Quy hoạch điện VIII đã mở ra một lối đi để các bộ, ngành liên quan bắt đầu triển khai việc thực hiện quy hoạch điện này”, ông Hà Đăng Sơn nhận định.

Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia là nền tảng, đồng thời là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế xã hội. TS. Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách Công Thương, Bộ Công Thương nhấn mạnh: “Quan trọng nhất là đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong giai đoạn tới và cam kết quốc tế cũng như các cam kết quốc tế về đảm bảo khí phát thải cũng như năng lượng xanh, năng lượng sạch…”.

Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt là bước đột phá chuyển dịch năng lượng, có ý nghĩa quan trọng đối với việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Quy hoạch điện VIII được phê duyệt đảm bảo nguồn điện kịp thời, giảm nguy cơ thiếu điện giai đoạn 2025 – 2030. Bởi khi Quy hoạch điện VIII được phê duyệt sẽ giúp các dự án đang xây dựng hiện nay đẩy nhanh tiến độ để đáp ứng nhu cầu điện cho những năm tới. Quy hoạch điện VIII vừa đặt ra mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia; vừa thực hiện thành công chuyển đổi năng lượng công bằng gắn với hiện đại hóa sản xuất phù hợp với xu thế chuyển đổi xanh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Công Thương sớm xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII
Bộ Công Thương sớm xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

VOV.VN - Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII sẽ được xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch và thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng.

Bộ Công Thương sớm xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương sớm xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

VOV.VN - Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII sẽ được xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch và thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng.

Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII đề cao nguồn năng lượng tái tạo
Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII đề cao nguồn năng lượng tái tạo

VOV.VN - Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%

Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII đề cao nguồn năng lượng tái tạo

Chính phủ phê duyệt Quy hoạch điện VIII đề cao nguồn năng lượng tái tạo

VOV.VN - Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện. Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5-71,5%

Những hệ quả khi chậm ban hành Quy hoạch Điện VIII?
Những hệ quả khi chậm ban hành Quy hoạch Điện VIII?

VOV.VN - Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Quy hoạch Điện VIII) - cần phải được ban hành bởi đã quá chậm là khuyến nghị của cả cơ quan quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp.

Những hệ quả khi chậm ban hành Quy hoạch Điện VIII?

Những hệ quả khi chậm ban hành Quy hoạch Điện VIII?

VOV.VN - Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Quy hoạch Điện VIII) - cần phải được ban hành bởi đã quá chậm là khuyến nghị của cả cơ quan quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp.