Sắp Tết, hàng hóa vẫn ế ẩm

(VOV) - Chỉ còn gần 2 tuần nữa là Tết Nguyên Đán nhưng đến hôm nay (Rằm tháng Chạp) mà thị trường vẫn chưa sôi động.

Thời điểm này mọi năm, thị trường Tết đã khá sôi động, hàng hóa phục vụ Tết đã tràn ngập phố phường, người tiêu dùng cũng đã bắt đầu mua sắm. Nhưng năm nay, người mua vẫn “thờ ơ” với các mặt hàng Tết. Kể cả ngày cuối tuần nhưng các cửa hàng, siêu thị trên địa bàn Hà Nội, không khí mua sắm Tết vẫn khá ảm đạm.

Siêu khuyến mãi, siêu giảm giá… vẫn ế

Một số tuyến phố chính như Nguyễn Trãi, Cầu Giấy, Tây Sơn… đã lác đác các quầy hàng phục vụ Tết. Tuy nhiên, các cửa hàng này rất thưa thớt người mua. Sự sôi động hiện tại chỉ được ghi nhận ở không khí chuẩn bị hàng hóa, trang trí cửa hàng, cửa hiệu chuẩn bị cho mùa Tết. 

Anh Võ Văn Hùng (Nhân viên kinh doanh CTCP bánh kẹo Hữu Nghị) cho biết: “Chúng tôi bắt đầu dựng quầy từ đầu tháng Chạp nhưng gần 2 tuần trôi qua mà lượng người mua vẫn rất ít”. Hiện tại, quầy hàng nơi anh phụ trách chỉ bán được lẻ tẻ một số mặt hàng như mứt Tết, giỏ quà Tết…

Dù đã bày bán hơn hai tuần nhưng lượng mua vẫn ít.

Giá một giỏ quà Tết của CTCP bánh kẹo Hữu Nghị từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng; mứt Tết từ 40.000 - 500.000 đồng/hộp; bánh kẹo từ 20.000 - 300.000 đồng/gói tùy loại. Anh Hùng cho biết, giá cả những mặt hàng này tăng rất ít so với năm ngoái. Công ty anh đã đưa ra nhiều loại mặt hàng có giá cả phù hợpvới khả năng chi tiêu của các khách hàng thu nhập thấp, nhưng dường như vẫn không hút khách.

Tại các khu chợ, các đại lý buôn bán lẻ cũng rơi vào tình trạng tương tự. Mặc dù các tiểu thương đã nhập hàng Tết về nhưng hiện chỉ có các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm bán chạy. Còn các mặt hàng bánh kẹo Tết, gia dụng hay thời trang đều thưa thớt khách mua sắm. Các cửa hàng này đua nhau “xả hàng”, tung ra các chiêu khuyến mại, giảm giá tới 50%, mua 1 tặng 1, thanh lý toàn bộ, sắm tết trúng thưởng lớn, tết ngập tràn quà… để kích cầu, tuy nhiên người tiêu dùng vẫn không mấy mặn mà.

Cũng với tình trạng đó, trung tâm thương mại BigC Thăng Long- Hà Nội đưa ra hàng loạt chương trình khuyến mại dịp Tết hấp dẫn như giảm giá, tặng kèm, tích điểm để kích cầu…Ngoài ra, siêu thị cũng mở rộng khung giá cho các mặt hàng Tết, các giỏ quà tết, nhằm đáp ứng nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng. Tuy nhiên, các mặt hàng bán chạy chủ yếu vẫn là thực phẩm, gia dụng thiết yếu. Các mặt hàng phục vụ Tết như bánh kẹo, giỏ quà tết, rượu vang… rất ít người mua.

Còn tại thị trường điện máy, các hình thức khuyến mại trực tiếp, giảm giá thông qua phương thức thanh toán… được thực hiện đồng loạt để tạo ra mức giá ưu đãi đối với sản phẩm. Anh Lê Như Nam (Nhân viên kinh doanh tại Siêu thị điện máy Pico Tây Sơn - Đống Đa) cho biết: “Dù đưa ra nhiều khuyến mại, giảm giá như vậy nhưng lượng người mua vẫn rất ít. Doanh thu của siêu thị chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm trước”.

Siêu thị điện máy ngày cuối tuần đông đúc hơn nhưng lượng mua không lớn.

Dự đoán trước các mặt hàng được quan tâm theo xu hướng mua sắm Tết mọi năm, Siêu thị điện máy Media Mart Mỹ Đình mở rộng nhập các mặt hàng các mặt hàng như quạt sưởi, bếp từ, bếp hồng ngoại và một số dụng cụ phòng bếp. Anh Trương Sinh Huy (quản lý ngành hàng gia dụng) cho biết các siêu thị đã bán được nhiều hàng thuộc nhóm này.

Chờ thưởng để sắm Tết

Chị Hà (Bạch Mai- Hà Nội) cho biết: “Hiện tại công ty tôi vẫn chưa cho biết mức thưởng Tết. Nhưng năm nay việc kinh doanh của công ty không phát đạt như năm trước nên chắc chắn thưởng Tết sẽ ít hơn.Vợ chồng tôi đã bàn nhau, sẽ sắm Tết càng đơn giản càng tốt, thứ gì cần thiết thì sắm, không lãng phí”.

Cùng cảnh “chờ thưởng sắm Tết” với chị Hà, anh Thắng (Công ty dụng cụ thể thao Mofic-Cầu Giấy- Hà Nội) chia sẻ: “Đi làm cả năm, Tết cũng muốn mua sắm về cho gia đình. Tuy nhiên, mức thu nhập hàng tháng chỉ đủ tiêu, vì vậy tôi đợi công ty thưởng Tết rồi mới đi mua sắm”.

Nhiều khách hàngcũng cho biết, do kinh tế khó khăn nên năm nay không mua sắm đón tết sớm và khi mua sắm chỉ tập trung vào những thực phẩm thiết yếu với số lượng vừa đủ chứ không chi tiêu thoải mái như trước.

Anh Võ Văn Hùng (Nhân viên kinh doanh CTCP bánh kẹo Hữu Nghị)  nhận định: “Năm nay, kinh tế khó khăn, người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu, sắm Tết muộn. Không chỉ riêng bánh kẹo mà các mặt hàng Tết khác cũng chung tình trạng “ế ẩm” như vậy”. Anh dự đoán, bắt đầu từ Tết ông Táo, thị trường có khả năng sẽ sôi động./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng Tết dồi dào, sức mua tăng thấp
Hàng Tết dồi dào, sức mua tăng thấp

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, không địa phương nào để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa so với nhu cầu dịp Tết.

Hàng Tết dồi dào, sức mua tăng thấp

Hàng Tết dồi dào, sức mua tăng thấp

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, không địa phương nào để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa so với nhu cầu dịp Tết.

Hà Nội dự trữ nguồn hàng Tết 2013 trị giá 6.000 tỷ đồng
Hà Nội dự trữ nguồn hàng Tết 2013 trị giá 6.000 tỷ đồng

Trong đó, nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ bình ổn giá thị trường là 2.000 tỷ đồng (tăng 20% so cùng kỳ năm trước).

Hà Nội dự trữ nguồn hàng Tết 2013 trị giá 6.000 tỷ đồng

Hà Nội dự trữ nguồn hàng Tết 2013 trị giá 6.000 tỷ đồng

Trong đó, nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ bình ổn giá thị trường là 2.000 tỷ đồng (tăng 20% so cùng kỳ năm trước).

Không để thiếu hàng Tết, sốt giá
Không để thiếu hàng Tết, sốt giá

(VOV) -Tại Hà Nội đã có 15 doanh nghiệp tham gia bình ổn giá và được thành phố cho tạm ứng 370 tỷ đồng với lãi suất 0%

Không để thiếu hàng Tết, sốt giá

Không để thiếu hàng Tết, sốt giá

(VOV) -Tại Hà Nội đã có 15 doanh nghiệp tham gia bình ổn giá và được thành phố cho tạm ứng 370 tỷ đồng với lãi suất 0%

TP HCM: Thị trường hàng Tết sẽ ít biến động
TP HCM: Thị trường hàng Tết sẽ ít biến động

Các siêu thị, cửa hàng bình ổn trên địa bàn thành phố đã chuẩn bị một lượng hàng hóa dồi dào.

TP HCM: Thị trường hàng Tết sẽ ít biến động

TP HCM: Thị trường hàng Tết sẽ ít biến động

Các siêu thị, cửa hàng bình ổn trên địa bàn thành phố đã chuẩn bị một lượng hàng hóa dồi dào.