Sức mua tăng, nhiều doanh nghiệp dệt may có đơn hàng đến hết tháng 9

VOV.VN - Đến nay các DN dệt may đã chủ động tìm kiếm đơn hàng đến ít nhất 6 tháng đầu năm, nhiều DN đã đủ đơn hàng sản xuất đến hết tháng 8 và tháng 9/2024.

Trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt khoảng 9,3 tỷ USD, vì vậy mục tiêu xuất khẩu khoảng 44 tỷ USD của dệt may Việt Nam đến cuối năm 2024 là hoàn toàn khả thi”.

Thông tin được bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) đưa ra tại Hội thảo định hướng sản xuất hàng may mặc do Vitas phối hợp với Công ty TNHH Lectra Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 10/5, tại Hà Nội.

Ngành dệt may Việt Nam sở dĩ có sự khởi sắc kể trên theo bà Mai là do hầu hết các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu đang kiềm chế được lạm phát khiến sức mua tăng lên. Các kho hàng tồn dư của các nhãn hàng đã giảm đi, một số DN dệt may hiện đã thông qua Vitas để tìm những công ty nhỏ hơn thuê gia công lại đơn hàng.

“Nếu tình hình kinh tế thế giới không có biến động lớn so với hiện nay, cũng như không có thêm các cuộc xung đột địa chính trị, hoạt động sản xuất của ngành dệt may sẽ có chiều hướng phục hồi và khởi sắc tốt”, bà Mai nhìn nhận.

Tuy nhiên, Phó Tổng thư kí Vitas cũng đề cập đến những thách thức lớn đối với ngành dệt may hiện nay. Khi cả nước có khoảng hơn 6.000 DN, nhưng chiếm tới 80% là DNVVN và phần lớn năng lực sản xuất vẫn dành cho xuất khẩu đang tạo ra sự mất cân đối lớn cho thị trường nội địa 100 triệu dân.

Trong khi đó, mặc dù đơn hàng dệt may đã phục hồi nhưng đơn giá gia công còn rất thấp, dung lượng đơn hàng nhỏ nhưng yêu cầu về thời gian giao hàng bị rút ngắn. Những chi phí về nguyên phụ liệu, chi phí logistics vẫn còn quá cao do xung đột Biển Đỏ, trong bối cảnh Việt Nam dần mất đi lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ nên rất khó kiếm được đơn hàng đơn giản với số lượng lớn.

Hơn nữa, phần lớn các thị trường xuất khẩu hiện nay đều kiểm soát chặt chuỗi cung ứng từ nguồn lao động cho đến tác động môi trường. Những đòi hỏi khắt khe từ nguồn gốc nguyên phụ liệu, đáp ứng chứng chỉ xanh đối với nhà máy, sản phẩm có sử dụng dụng sợi tái chế để đảm bảo chuẩn về kinh tế tuần hoàn.  

Đặc biệt trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững toàn cầu, Việt Nam đã và đang tham gia nhiều FTA thế hệ mới cùng cam kết mạnh mẽ về NetZero tại COP26, dệt may đứng trước áp lực giảm khí thải nguy hại trong quá trình sản xuất; cải thiện về nguồn lao động và môi trường, nguyên phụ liệu, tiết kiệm năng lượng và xanh hóa chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng.

“Thách thức quan trọng không thể không kể đến chính là quá trình chuyển đổi số và hướng đến sản xuất thông minh. Đây là xu hướng tất yếu nên các DN buộc phải thay đổi để thích ứng, bằng việc dần chuyển đổi sang sản xuất tự động hóa, sản xuất thông minh làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí vận hành từ đó làm tăng lợi thế cạnh tranh”, bà Mai lưu ý.

Mặc dù đứng trước nhiều thách thức, song bà Mai cũng chỉ ra những lợi thế cho ngành dệt may. Với Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam từ nay đến năm năm 2030 và định hướng tầm nhìn đến năm 2035 đã được Chính phủ phê duyệt từ năm 2022, dệt may Việt Nam đang từng bước chuyển dần từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững, hướng đến phát triển hiệu quả theo mô hình kinh tế tuần hoàn và hoàn thiện chuỗi giá trị.

“Hướng sắp tới của các DN dệt may chính là phải tạo lập thương hiệu Việt Nam đứng ở vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Chú trọng và đề cao việc xây dựng thương hiệu sản phẩm của chính mình, thay thế cho sản phẩm xuất khẩu vẫn phải mang tên của các thương hiệu lớn khác trên thế giới”, bà Mai khuyến nghị.

Tại hội thảo, phía Công ty TNHH Lectra Việt Nam cũng đưa ra loạt giải pháp đổi mới công nghệ cho quá trình sản xuất của các DN may Việt Nam. Giải pháp phòng cắt vải và hệ thống máy cắt vải tự động với phần mềm hiện đại giúp DN giảm nhân công cũng như chi phí vận hành. Theo đó, dòng máy cắt vải tự động nhiều lớp VectorFashion IC70 đã được tối ưu hóa cho thị trường Việt Nam từ mức đầu tư ban đầu, tiết kiệm chi phí trong quá trình vận hành, tăng hiệu suất làm việc hoàn toàn phù hợp với các DN may mặc của Việt Nam.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tín hiệu tích cực từ ngành dệt may những tháng đầu năm
Tín hiệu tích cực từ ngành dệt may những tháng đầu năm

VOV.VN - Với sự linh hoạt trong việc kết nối, tìm kiếm đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may, quý 1 năm 2024, ngành may Thanh Hóa ghi nhận những tín hiệu tích cực từ các đơn hàng xuất khẩu.

Tín hiệu tích cực từ ngành dệt may những tháng đầu năm

Tín hiệu tích cực từ ngành dệt may những tháng đầu năm

VOV.VN - Với sự linh hoạt trong việc kết nối, tìm kiếm đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may, quý 1 năm 2024, ngành may Thanh Hóa ghi nhận những tín hiệu tích cực từ các đơn hàng xuất khẩu.

Sớm ứng dụng công nghệ vào sản xuất để xây dựng thương hiệu dệt may
Sớm ứng dụng công nghệ vào sản xuất để xây dựng thương hiệu dệt may

VOV.VN - Việc tìm hiểu, nghiên cứu và sử dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ rút ngắn thời gian sản xuất, giúp doanh nghiệp (DN) giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và đẩy nhanh tiến độ xây dựng thương hiệu.

Sớm ứng dụng công nghệ vào sản xuất để xây dựng thương hiệu dệt may

Sớm ứng dụng công nghệ vào sản xuất để xây dựng thương hiệu dệt may

VOV.VN - Việc tìm hiểu, nghiên cứu và sử dụng tiến bộ của khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ rút ngắn thời gian sản xuất, giúp doanh nghiệp (DN) giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và đẩy nhanh tiến độ xây dựng thương hiệu.

Dệt may và chế biến đồ gỗ có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực
Dệt may và chế biến đồ gỗ có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực

VOV.VN - Năm 2023 là một năm khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và chế biến đồ gỗ ở TP HCM. Đầu năm nay, 2 ngành này có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Riêng dệt may, đến giữa tháng 2/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,9 tỉ USD, tăng 17 % so với cùng kỳ năm 2023.

Dệt may và chế biến đồ gỗ có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực

Dệt may và chế biến đồ gỗ có những dấu hiệu xuất khẩu tích cực

VOV.VN - Năm 2023 là một năm khó khăn của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và chế biến đồ gỗ ở TP HCM. Đầu năm nay, 2 ngành này có dấu hiệu chuyển biến tích cực. Riêng dệt may, đến giữa tháng 2/2024, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,9 tỉ USD, tăng 17 % so với cùng kỳ năm 2023.