Ngân hàng “say” trái phiếu Chính phủ: Mừng hay lo?

VOV.VN -Ngân hàng huy động vốn dân chúng mà đổ tiền vào trái phiếu Chính phủ về lâu dài thì không đúng chức năng của NHTM.

Mặc dù lãi suất trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn giảm từ 1% - 1,3%/năm so với phiên đầu năm nhưng lượng tiền đổ vào kênh đầu tư này vẫn liên tục tăng. Các tổ chức tín dụng đã mua khoảng 83% lượng trái phiếu Chính phủ phát hành.

Các tổ chức tín dụng đã mua khoảng 83% lượng trái phiếu Chính phủ phát hành.

Bộ Tài chính vừa cho biết kế hoạch huy động Trái phiếu chính phủ (TPCP) trong quý II khoảng 80.000 đến 100.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, bộ này đánh giá diễn biến thị trường TPCP trong quý 2 sẽ xuất hiện một số yếu tố không thuận lợi như quý 1 do các Ngân hàng thương mại đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng. Chính vì vậy, nguồn vốn khả dụng để mua TPCP của các Ngân hàng thương mại sẽ giảm. Để đạt kế hoạch huy động số vốn trên, bộ Tài chính cho rằng sẽ phải phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước để theo dõi chặt diễn biến thị trường, kịp thời có những giải pháp phù hợp.

Đến hết quý I, theo Bộ Tài chính, đã huy động được 83.014 tỉ đồng TPCP, bằng 35,8% kế hoạch cả năm. Số tiền này được dùng để phục vụ cho đầu tư phát triển tức là nhà nước sẽ đầu tư cho các dự án, công trình thiết yếu như cầu đường, bệnh viện, trường học... Còn về cơ cấu số vốn huy động TPCP, nhiều năm nay, trên 80% tổng số vốn TPCP được các ngân hàng thương mại mua.

Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, TPCP hay tín phiếu của NHNN cũng là kênh đầu tư tốt, có tính thanh khoản cao, bất cứ lúc nào cần tiền mặt có thể bán trên thị trường để đổi lấy tiền mặt. Thứ hai là hệ số rủi ro của TPCP, tín phiếu ngân hàng là bằng 0 trên thị trường nội địa. Cùng với đó, lại có một lợi nhuận tốt cùng với lãi suất trên danh nghĩa hơn 7% thì cũng là nguồn sinh lời tốt.

Tuy nhiên, cũng theo ông Nguyễn Trí Hiếu, nếu các NH huy động vốn dân chúng mà đổ tiền vào TPCP thì trong chừng mực nào đó chấp nhận được nhưng về lâu dài thì không đúng chức năng của NHTM (huy động vốn và đẩy tiền đó cho nền kinh tế). Còn nếu chúng ta mua TPCP quá nhiều thì có nghĩa là tài trợ cho ngân sách. Các NHTM không có nhiệm vụ tài trợ cho ngân sách CP (CP có thuế và các công cụ của mình để tài trợ cho chính mình). Các NH đổ vào TPCP quá nhiều trong một thời gian quá dài sẽ lấy đi nguồn lực đáng lý ra phải đổ ra nền kinh tế để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Với tỷ lệ TPCP được các NHTM mua vào như hiện nay (chiếm trên 80%) theo ông Nguyễn Trí Hiếu là “rất cao”. “Mức độ bình thường là bao giờ các NH cũng phải giữ một lượng tiền TPCP trong ngân hàng để giữ thanh khoản, thường vào khoảng 10-15%, tối đa là 20% trên tổng tài sản. Mong rằng, các NHTM thời gian tới phải tìm được đầu ra tốt hơn, đổ tiền vào nền kinh tế, sản xuất kinh doanh.” – ông Hiếu nhấn mạnh.

Còn theo cách nhìn của chuyên gia kinh tế Trần Bạt, trái phiếu là chỗ “nghỉ ngơi”  của các nhà kinh doanh và ví TPCP giống như một loại đồ cổ khi nhà đầu tư có tiền mà không biết làm gì thì mua nó. Chính phủ bán trái phiếu để thu tiền mặt phân bố ngân sách, đồng thời cũng để chống lạm phát. Người ta bỏ tiền ra mua trái phiếu để ôm tài sản của chính phủ bằng một tờ giấy, còn chính phủ thì có tiền để đỡ phải in tiền thêm, để giảm nguy cơ lạm phát. “Đây chính là cái vòng để giải quyết sự cố chứ không phải giải quyết vấn đề phát triển” – ông Trần Bạt nói.

Mặc dù lãi suất TPCP đang ở mức thấp kỷ lục, tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì trong bối cảnh thanh khoản dư thừa, huy động vốn bằng VND vẫn tiếp tục tăng mạnh trong khi ngân hàng không muốn đẩy mạnh tín dụng bằng mọi giá, thiếu khách hàng vay đáng tin cậy thì TPCP vẫn là kênh đầu tư an toàn hiện nay. Lãi suất TPCP giảm sâu là hệ quả tất yếu khi thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang ngày càng một dồi dào nhưng tín dụng vẫn đang có mức tăng trưởng âm.

Người dân không có nhu cầu đầu tư vào trái phiếu Chính phủ

Nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ nên ưu tiên bán trái phiếu chính phủ cho người dân trước nhằm huy động nguồn lực trong dân để đưa vào hoạt động phục vụ sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính vừa có văn bản trả lời.

Theo bộ Tài chính đánh giá, việc phát hành trái phiếu Chính phủ không bán cho người dân vì người dân không có nhu cầu đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Thực tế, giai đoạn 2009 – 2010, việc phát hành trái phiếu Chính phủ dưới phương thức bán lẻ cho người dân đều không thành công, chỉ huy động được 900 tỉ đồng vào năm 2009, tương đương với 4,7% tổng khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2009.

Giải thích tình trạng trên, theo bộ Tài chính, việc trái phiếu Chính phủ thường có kỳ hạn dài trên 2 năm và không có chương trình rút trước hạn. Đồng thời, lãi suất không hấp dẫn so với các kênh tiết kiệm hoặc đầu tư khác, ví dụ lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 1 năm tại thời điểm tháng 1 năm nay là 6,04%/năm, trong khi đó lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thương mại kỳ hạn 12 tháng là 7,50%/năm. Ngoài ra, đứng từ giác độ của tổ chức phát hành, phương thức phát hành bán lẻ có chi phí rất cao cho nhà nước (chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản ấn chỉ, tổ chức phát hành). Chính vì vậy, Từ năm 2000 đến nay, Bộ Tài chính chủ yếu phát hành trái phiếu Chính phủ cho nhà đầu tư tổ chức như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư).

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vốn ngân hàng đổ mạnh vào trái phiếu
Vốn ngân hàng đổ mạnh vào trái phiếu

Các chuyên gia cho rằng, ngân hàng đổ mạnh tiền vào trái phiếu cho thấy lối thoát cho tín dụng vẫn bế tắc.

Vốn ngân hàng đổ mạnh vào trái phiếu

Vốn ngân hàng đổ mạnh vào trái phiếu

Các chuyên gia cho rằng, ngân hàng đổ mạnh tiền vào trái phiếu cho thấy lối thoát cho tín dụng vẫn bế tắc.

Không bố trí vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung cho 9 dự án
Không bố trí vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung cho 9 dự án

VOV.VN -Không bố trí vốn trái phiếu cho 9 dự án tạm đình hoãn để xử lý sau hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư.

Không bố trí vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung cho 9 dự án

Không bố trí vốn trái phiếu Chính phủ bổ sung cho 9 dự án

VOV.VN -Không bố trí vốn trái phiếu cho 9 dự án tạm đình hoãn để xử lý sau hoặc chuyển đổi hình thức đầu tư.

Trái phiếu Việt Nam tăng trưởng theo quý mạnh nhất khu vực
Trái phiếu Việt Nam tăng trưởng theo quý mạnh nhất khu vực

VOV.VN - Tổng giá trị trái phiếu phát hành tại Việt Nam có mức tăng trưởng theo quý lớn nhất trong số các thị trường Đông Á mới nổi.

Trái phiếu Việt Nam tăng trưởng theo quý mạnh nhất khu vực

Trái phiếu Việt Nam tăng trưởng theo quý mạnh nhất khu vực

VOV.VN - Tổng giá trị trái phiếu phát hành tại Việt Nam có mức tăng trưởng theo quý lớn nhất trong số các thị trường Đông Á mới nổi.

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu: Có nên khuyến khích?
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu: Có nên khuyến khích?

VOV.VN -Có ý kiến cho rằng, trong điều kiện hiện nay thì không nên khuyến khích, luồng ý kiến khác lại bảo đó là xu thế tất yếu.

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu: Có nên khuyến khích?

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu: Có nên khuyến khích?

VOV.VN -Có ý kiến cho rằng, trong điều kiện hiện nay thì không nên khuyến khích, luồng ý kiến khác lại bảo đó là xu thế tất yếu.

Bổ sung không quá 9.000 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ
Bổ sung không quá 9.000 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ

VOV.VN - Chính phủ xem xét, giao bổ sung kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014 trong tháng 3/2014.

Bổ sung không quá 9.000 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ

Bổ sung không quá 9.000 tỉ đồng vốn trái phiếu Chính phủ

VOV.VN - Chính phủ xem xét, giao bổ sung kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ năm 2014 trong tháng 3/2014.

Các địa phương đua phát hành trái phiếu
Các địa phương đua phát hành trái phiếu

Các địa phương gần đây đua nhau phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, tạo nên làn sóng mới trong vòng 5 năm qua.

Các địa phương đua phát hành trái phiếu

Các địa phương đua phát hành trái phiếu

Các địa phương gần đây đua nhau phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, tạo nên làn sóng mới trong vòng 5 năm qua.

Huy động 25.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
Huy động 25.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Theo đó, HNX đã tổ chức 7 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ và huy động được 25.070 tỷ đồng, trong đó KBNN huy động 23.000 tỷ đồng.

Huy động 25.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Huy động 25.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ

Theo đó, HNX đã tổ chức 7 phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ và huy động được 25.070 tỷ đồng, trong đó KBNN huy động 23.000 tỷ đồng.