PVFC và WesternBank hợp nhất thành ngân hàng Đại chúng

Ngân hàng Đại chúng (PvcomBank) có tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng

Ngày 8/9, Ngân hàng TMCP Đại chúng (PVcomBank) đã chính thức được thành lập sau Đại hội hợp nhất giữa Tổng Công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank).

Tại Đại hội hợp nhất này, các cổ đông đã thông qua toàn bộ các tờ trình cũng như bầu ra ban lãnh đạo mới, trong đó ông Nguyễn Đình Lâm, chủ tịch HĐQT của PVFC, đươc bầu và phân công làm chủ tịch HĐQT của ngân hàng hợp nhất PVcomBank cùng 7 người khác trong Hội đồng quản trị.

Ngân hàng mới PVcomBank có tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh và đứng vững trong top các ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu hệ thống.

Trước mắt, ngân hàng hợp nhất này dự tính sẽ đạt khoảng 420 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2013; tỷ lệ nợ xấu của cả hai dự kiến sẽ giảm từ 4,76% cuối năm 2012 xuống 4,2% vào cuối năm nay.

Hội đồng quản trị ngân hàng PVcomBank cho biết, các hợp đồng tín dụng, nhân sự... sẽ có sự kế thừa các hợp đồng đã ký với 2 tổ chức tín dụng là PVFC và WTB trước đó. Hệ thống ATM của cả 2 tổ chức tín dụng sẽ vẫn được sử dụng bình thường. Các sổ tiết kiệm vẫn được sử dụng đến ngày đáo hạn và được thanh toán bình thường, sau thời điểm đáo hạn sẽ thay chữ ký và con dấu mới của ngân hàng mới.

Về vấn đề cổ phiếu, theo đại diện của PVFC, việc chuyển đổi cổ phần sẽ được thực hiện theo luật. Toàn bộ tài liệu liên quan sẽ do HĐQT mới quản lý và thực hiện. Nếu có chuyển đổi cổ phần sang cổ phần mới, cổ đông vẫn chuyển đổi bình thường và do HĐQT của ngân hàng mới xác nhận. Sau đại hội này, ngân hàng mới sẽ làm thủ tục nộp hồ sơ lên UBCK và sau đó công ty sẽ tiến hành chuyển đổi từ sổ chứng nhận cũ sang sổ mới và theo luật là được thực hiện trong vòng 27 ngày.

Cũng sau đại hội này, PVFC sẽ làm báo cáo và UBCK sẽ làm thủ tục hủy niêm yết bắt buộc với cổ phiếu PVF. Thời gian hủy niêm yết khi nào thì phụ thuộc vào thời gian xử lý của UBCK. Sau khi hủy niêm yết có thể được niêm yết trở lại sau 12 tháng. Còn niêm yết trở lại vào thời điểm nào, bộ phận quản trị của ngân hàng hợp nhất sẽ trình ĐHCĐ về thời gian cụ thể nếu thấy phù hợp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngân hàng nội khó tiếp cận doanh nghiệp FDI
Ngân hàng nội khó tiếp cận doanh nghiệp FDI

Tổng giám đốc NH Sacombank: Hiện tại, đa số các doanh nghiệp FDI chỉ sử dụng các dịch vụ chuyển tiền của các NH trong nước...

Ngân hàng nội khó tiếp cận doanh nghiệp FDI

Ngân hàng nội khó tiếp cận doanh nghiệp FDI

Tổng giám đốc NH Sacombank: Hiện tại, đa số các doanh nghiệp FDI chỉ sử dụng các dịch vụ chuyển tiền của các NH trong nước...

Hôm nay, Ngân hàng Việt Nam và Lào kết nối ATM
Hôm nay, Ngân hàng Việt Nam và Lào kết nối ATM

VOV.VN-Ngân hàng Ngoại Thương Đại chúng Lào (BCEL) và Ngân hàng Lào-Việt (LVB) chính thức kết nối hệ thống ATM trên toàn nước Lào.

Hôm nay, Ngân hàng Việt Nam và Lào kết nối ATM

Hôm nay, Ngân hàng Việt Nam và Lào kết nối ATM

VOV.VN-Ngân hàng Ngoại Thương Đại chúng Lào (BCEL) và Ngân hàng Lào-Việt (LVB) chính thức kết nối hệ thống ATM trên toàn nước Lào.

BIDV vay 140 triệu USD của 7 ngân hàng nước ngoài
BIDV vay 140 triệu USD của 7 ngân hàng nước ngoài

VOV.VN-Số vốn này giúp BIDV có thêm nguồn lực tài chính cung ứng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

BIDV vay 140 triệu USD của 7 ngân hàng nước ngoài

BIDV vay 140 triệu USD của 7 ngân hàng nước ngoài

VOV.VN-Số vốn này giúp BIDV có thêm nguồn lực tài chính cung ứng vốn tín dụng phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Ngân hàng phát triển châu Á cho Campuchia vay 70 triệu USD
Ngân hàng phát triển châu Á cho Campuchia vay 70 triệu USD

VOV.VN - Số tiền trên nhằm mở rộng lĩnh vực sản xuất lúa gạo và thúc đẩy cải cách khu vực tài chính của Campuchia.

Ngân hàng phát triển châu Á cho Campuchia vay 70 triệu USD

Ngân hàng phát triển châu Á cho Campuchia vay 70 triệu USD

VOV.VN - Số tiền trên nhằm mở rộng lĩnh vực sản xuất lúa gạo và thúc đẩy cải cách khu vực tài chính của Campuchia.