Tài sản tỷ phú duy nhất của Nepal thế nào sau động đất?
Binod Chaudhary (57 tuổi) là tỷ phú Nepal đầu tiên trên thế giới, tổng tài sản của ông đến nay ước tính khoảng 1,3 tỷ USD.
Binod Chaudhary (57 tuổi) là tỷ phú Nepal đầu tiên trên thế giới, tổng tài sản của ông đến nay ước tính khoảng 1,3 tỷ USD.
Binod Chaudhary là chủ tịch của Tập đoàn Cinnovation. Tập đoàn này có gần 80 công ty kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng, thực phẩm, xi măng, bất động sản, khách sạn, điện, bán lẻ, thiết bị điện tử… Ngoài Nepal tỷ phú này đầu tư rất nhiều ở các quốc gia khác, tập trung nhiều nhất là ở Singapore và Ấn Độ.
Ở Ấn Độ, Binod Chaudhary đầu tư vào thương hiệu mì nổi tiếng Wai Wai, ông còn có cổ phần lớn trong tập đoàn Taj Hotels Group với nhiều khách sạn lớn ở Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives, Thái Lan. Ngoài ra ông còn sở hữu cổ phần trong của tập đoàn Alila Villas – nơi sở hữu một chuỗi nhà hàng, biệt thự sang trọng bậc nhất châu Á.
Binod Chaudhary là chủ tịch của Tập đoàn Cinnovation có trụ sở ở Singapore. Tập đoàn này có gần 80 công ty kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng, thực phẩm, xi măng, bất động sản, khách sạn hạng sang, bán lẻ, thiết bị điện tử.
Chaudhary là tỷ phú đến từ một gia tộc có truyền thống kinh doanh tại Ấn Độ. Ông nội là một nhà kinh doanh dệt may từ Rajasthan di cư đến Nepal vào thế kỷ 19. Ông đã mở một cửa hàng dệt may nhỏ nhằm để cung cấp hàng hóa cho các nhà lãnh đạo xưa.
Chaudhary là người lớn tuổi nhất trong 3 anh chị em, vì thế từ năm 18 tuổi ông đã sớm từ bỏ kế hoạch học tập để phụ gia đình kinh doanh, khi bệnh tim của cha ông tái phát. Ông đã điều hành công ty từ 400 nhân viên lên đến 7.500 nhân viên.
Việc nắm quyền kiểm soát ngân hàng Nabil Nepal và sở hữu nhiều cổ phần ở các tập đoàn nước ngoài đã giúp Chaudhary trở thành tỷ phú Nepal đầu tiên trên thế giới trong năm 2013.
Không dừng lại ở mục tiêu làm giàu, người đàn ông thành đạt nhất Nepal - Binod Chaudhary đang nuôi hy vọng trở thành nhà lãnh đạo đất nước.
Tuy nhiên hiện nay tình hình chính trị Nepal còn nhiều rối ren. Từ năm 2008 đến nay, nước này đã có đến 8 chính phủ và các chính trị gia không thể nhất trí được một bản hiến pháp định hướng cho đất nước. Dự kiến bầu cử sẽ được tổ chức vào ngày 10/11 để bầu ra hội đồng lập hiến mới, bất chấp sự đe dọa làm gián đoạn của các đảng phái theo đường lối cứng rắn.
Ông Chaudhary nói rằng sẽ áp dụng những kinh nghiệm kinh doanh để tạo việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng, chấm dứt tình trạng mất điện. Ông cho rằng đất nước Nepal cần một bộ máy lãnh đạo hiểu kinh doanh, hiểu tầm quan trọng của việc tạo ra một đất nước thịnh vượng và sử dụng chính trị để đạt được mục tiêu đó.
Tuy nhiên, những bất cập còn tồn tại trong nền chính trị nước này hiện đang là thách thức lớn đối với Binod Chaudhary, dù trước đây, ông có thể xây dựng riêng cho mình một đế chế kinh doanh suốt thời kỳ nội chiến.
Nhất là hiện nay, sau trận động đất khiến Nepal thiệt hại nghiêm trong về cả con người lẫn kinh tế thì vai trò của người lãnh đạo lại càng nặng nề hơn. Và có lẽ, khối tài sản của vị tỷ phú này cũng sẽ bị thâm hụt ít nhiều.
Nepal có thể thiệt hại 5 tỷ USD vì động đất
Vụ động đất xảy ra ngày 25/4 ở Nepal không chỉ gây mất mát lớn về người mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế cho đất nước vốn đã nghèo nhất châu Á này.
“Cùng với con số thương vong vì động đất ở Nepal đang gia tăng nhanh chóng, ảnh hưởng kinh tế cua thảm họa đối với nước này cũng rất nghiêm trọng”, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương của IHS Rajiv Biswas nhận định trong một báo cáo được hãng tin CNBC trích dẫn.
“Nếu sử dụng các tiêu chuẩn xây dựng phù hợp cho các vùng dễ chịu ảnh hưởng bởi động đất nghiêm trọng, tổng chi phí tái thiết dài hạn ở Nepal có thể vượt mức 5 tỷ USD”, ông Biswas viết.
“Tiêu chuẩn xây dựng ở Nepal hiện nay rất thấp. Đó là lý do vì sao thiệt hại đối với các tòa nhà trong trận động đất này đặc biệt nghiêm trọng”, chuyên gia Biswas nhấn mạnh.
Theo ông Biswas, là một nước nghèo, Nepal không có đủ khả năng tự đáp ứng tài chính cho hoạt động cứu trợ hậu thảm họa và các nỗ lực tái thiết trong dài hạn.
Udav Prashad Timalsina, quan chức cấp cao của tỉnh Gorkha (Nepal) xác nhận “Có những người không có thức ăn và nơi trú ẩn. Tôi đã nhận được thông báo về những ngôi làng mà 70% nhà cửa bị tàn phá”.
Số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, GDP bình quân đầu người của Nepal đứng ở mức 694 USD vào năm 2013, so với mức tương ứng 1.497 USD và 6.807 USD của hai nước láng giềng Ấn Độ và Trung Quốc.
“Việc cứu trợ và tái thiết dài hạn dành cho Nepal sẽ cần tới sự hỗ trợ song phương của các nước tài trợ và các tổ chức phát triển theo sự điều phối của các tổ chức đa phương như Liên hiệp quốc”, ông Biswas khuyến cáo.
Các quốc gia và tổ chức cứu trợ đang nhanh chóng cử nhân sự tìm kiếm cứu hộ và gửi trang thiết bị, hàng tiếp tế cần thiết tới Kathmandu. Trong đó, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Mỹ là những quốc gia dẫn đầu các nỗ lực hỗ trợ cho Nepal. Tuy vậy, hoạt động tìm kiếm cứu hộ đang bị cản trở bởi hàng loạt đợt dư chấn và điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hệ thống đường sá bị phá hủy nghiêm trọng cũng là một thách thức lớn đối với các nhân viên cứu trợ.
“Người của chúng tôi lái xe đi tới mức xa nhất có thể, rồi sau đó họ đi bộ hết quãng đường còn lại. Một số nhóm có thể mất 6, 7, hoặc 8 giờ mới tới được khu vực cần tới”, ông Mark Smith - Giám đốc phụ trách các vấn đề khẩn cấp thuộc tổ chức World Vision nói với CNBC.
Theo hãng tin Reuters, rất đông người Nepal xếp hàng dài ở sân bay Kathmandu hôm nay để tìm cách bay ra khỏi đất nước. Nhiều người nó họ đã ở ngoài trời suốt từ khi động đất xảy ra vào hôm thứ Bảy vì nhà cửa của họ đã đổ sập và các đợt dư chấn liên tiếp khiến họ càng thêm lo sợ.
Ông Sanjay Karki, Giám đốc của tổ chức nhân đạo Mercy Corps tại Nepal, nhấn mạnh sự cần thiết phải hỗ trợ y tế cho nước này. “Các bệnh viện đã quá tại. Các bệnh nhân đang phải nằm la liệt bên ngoài. Tình trạng thiếu thuốc sẽ sớm xuất hiện”, ông Karki nói.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Nepal chỉ có 2,1 bác sỹ và 50 giường bệnh trên mỗi 10.000 người dân.