Tại sao doanh nghiệp Việt “phú quý giật lùi”?

VOV.VN -Phải tìm ra được nguyên nhân và khắc phục thì mới mong đội ngũ DNNVV trở thành xương sống của nền kinh tế, như các nước khác.

Bình luận về kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) năm 2013, do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) chủ trì công bố sáng 4/11, nhiều chuyên gia kinh tế đặt vấn đề tình trạng “phú quý giật lùi” của doanh nghiệp Việt. Đồng thời đề nghị phải có đo lường cụ thể hơn khi đưa ra đánh giá về DNNVV là một bức tranh xám màu hơn so với 2 năm trước, 70% các doanh nghiệp thấy cuộc khủng hoạt kinh tế toàn cầu vẫn có ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện kinh doanh năm 2013; và doanh nghiệp siêu nhỏ ít bị ảnh hưởng do khủng hoảng hơn doanh nghiệp lớn.

Hội nhập, lo cho doanh nghiệp nội nhiều hơn mừng

Theo những chỉ số mà nghiên cứu của CIEM vừa công bố, bức tranh sức khỏe doanh nghiệp nội, đặc biệt là DNNVV nước ta trở nên ảm đạm hơn. Với hàng loạt chỉ số suy giảm như: năng suất lao động, đầu tư, gia tăng việc làm, chính thức hóa doanh nghiệp... Trong khi đó, doanh nghiệp lại phải đối phó với chi phí không chính thức gia tăng. Đáng chú ý, có tới 70% các doanh nghiệp được khảo sát cho rằng cuộc khủng hoạt kinh tế toàn cầu vẫn có ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện kinh doanh năm 2013...


DNNVV gần đây có hàng loạt chỉ số suy giảm như: năng suất lao động, đầu tư, gia tăng việc làm... (Ảnh minh họa: KT Internet)

Với thực tế này, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM, cho rằng, rất cần có một nghiên cứu chỉ ra cụ thể xem tỷ lệ tác động từ bên ngoài tới doanh nghiệp nội bao nhiêu, tác động từ các vấn đề nội tại quốc gia là bao nhiêu, tác động như thế nào? Nếu không, trong bối cảnh bức tranh ảm đạm này, cứ đổ lỗi chung chung do nguyên nhân khách quan.

Đồng quan điểm này, nhưng theo Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, rất khó để có thể đo được tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam, trong đó đặc biệt là DNNVV. Bởi vì, khủng hoảng kinh tế thế giới đến sau khủng hoảng kinh tế vĩ mô hơn Việt Nam khoảng ít nhất 1 năm, trong khi đó, khủng hoảng ở Việt Nam lại kéo dài hơn thế giới tới 2-3 năm.

Bà Lan cho rằng, rất khó đo lường và tìm ra được kênh dẫn tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến DNNVV như thế nào. Nhưng có một thực tếm, đơn cử, những vấn đề về khó khăn tiếp cận vốn tín dụng, lãi suất cao, tham nhũng, chi phí không chính thức... là vấn đề của nội tại quốc gia, không thể đổ thừa cho tác động từ thế giới. Hơn nữa, lâu nay các nguồn lực hỗ trợ thì DNNVV khó tiếp cận, nó đã “chảy” hết vào các doanh nghiệp “ông lớn”.

Cho nên, theo quan sát của bà Lan, lẽ ra doanh nghiệp trong nước tập trung nâng sức mạnh để đón lấy cơ hội từ hội nhập mà phát triển, trái lại, họ đang phải dồn sức đối phó với cơn bão hội nhập. Vì có thể nói, “hội nhập đang vào tận trong nhà của chúng ta rồi, chứ không chỉ ở cửa nữa. Biểu hiện là các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta ngày càng nhiều, trực diện hơn”.

Một trong những thách thức nhãn tiền cho doanh nghiệp Việt, trong đó có DNNVV, theo bà Lan, với tiến trình hội nhập đang tới, “tôi thấy lo hơn mừng. Bởi vì nước ta mới đang tập trung lo cho đàm phán hội nhập, chứ chưa có hành động thiết thực để chuẩn bị năng lực hội nhập cho doanh nghiệp. Trong khi, hội nhập thành công hay không là nhờ vào sự chuẩn bị như thế nào cho hội nhập” – bà Lan nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Đình Cung cũng lo lắng rằng, kết quả nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam mãi không thể mạnh lên được, do đang gặp phải vấn đề từ nền tảng. Hiện hội nhập cận kề, rất cần một sự thay đổi lớn về nền tảng. Bản thân doanh nghiệp lại rất yếu, trong khó khăn này, không biết họ có đủ năng lực vượt qua để mà đón lấy cơ hội hội nhập được không, hay lợi ích từ hội nhập lại thuộc về doanh nghiệp ngoại.

“Phú quý giật lùi”

Theo TS Lê Đăng Doanh đặc biệt lưu ý, mốc năm 2015 là bắt đầu cộng đồng kinh tế ASEAN. Vậy đội ngũ doanh nghiệp dân tộc, dân doanh của nước ta như thế nào? Bởi vì khi nhắc đến năng lực mỗi quốc gia, người ta đều chú ý đến họ có những doanh nghiệp nào, thương hiệu nào. Chẳng hạn, nói đến Nhật Bản là có Honda, Toyota, Mitsubishi và Canon, Hitachi, Nissan, Yamaha; còn nói tới Hàn Quốc có Samsung, LG, Hyundai, Lotte hay CJ.... Như thế, “khi nói đến Việt Nam, chúng ta có gì? Chẳng lẽ nói mình có Samsung, Honda...?”- ông Doanh hỏi.

“Muốn đất nước phát triển, phải có đội ngũ doanh nghiệp dân doanh. Trong khi đó, ở Việt Nam, xuất khẩu liên tục tăng, doanh nghiệp FDI chiếm tới 68% giá trị xuất khẩu, còn doanh nghiệp nội địa chỉ có 32%. Đây là điều đáng lo ngại”- ông Doanh nhấn mạnh.

Hơn nữa, cũng theo phân tích của ông Doanh, trong thế giới ngày càng thay đổi nhanh, năng động như hiện nay, đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam không có khả năng đổi mới là điều rất đáng lo ngại. Vì theo báo cáo nghiên cứu của CIEM vừa công bố, về sự đổi mới của doanh nghiệp lại có xu hướng giảm.

Đáng lo ngại nữa, đang có một nghịch lý là công nhân muốn tăng lương, nhưng năng suất lao động của doanh nghiệp giảm khiến doanh nghiệp không thể tăng lương.

Đặc biệt, tốc độ chính thức hóa doanh nghiệp năm 2009-2011 có 21%, đến 2011-2013 giảm xuống chỉ còn 10%. “Chứng tỏ, có hiện tượng phú quý giật lùi. Lẽ ra, theo quy luật, doanh nghiệp phải chính thức hóa tăng lên, còn thực tế ở Việt Nam lại đang đi tụt lùi”- ông Doanh trăn trở.

Trước những đánh giá trên, ông Nguyễn Gia Hảo, Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam, đồng thời là chủ một doanh nghiệp tư nhân, thẳng thắn: Bức tranh không sáng về doanh nghiệp như báo cáo nêu cũng dễ hiểu. Bởi vì là người trong cuộc, ông Hảo nhận thấy, DNNVV chưa được chú ý đến, mới chỉ có sự tập trung cho doanh nghiệp lớn. Yếu tố tác động đến “sức khỏe doanh nghiệp nội, chủ yếu là từ nội tại quốc gia, không phải cứ lấy cớ khủng hoảng để nó do bên ngoài chi phối.

Có một nghịch lý khiến doanh nghiệp đã yếu càng yếu hơn, theo ông Hảo, là lẽ ra khó khăn, giá phải giảm, lãi suất giảm để thoát tồn kho, nhưng ở ta ngược lại, lãi suất cao, bão giá...

Do đó, theo kiến nghị của ông Hảo, “bàn cải cách thể chế để hỗ trợ phát triển DN là tốt, nhưng đồng thời cần cải cách bộ máy điều hành. Nếu cải cách thể chế mà con người vận hành vẫn như cũ, sẽ không hiệu quả”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giảm lãi suất huy động, doanh nghiệp chưa dám rút tiền ra kinh doanh
Giảm lãi suất huy động, doanh nghiệp chưa dám rút tiền ra kinh doanh

VOV.VN - Những khách hàng có số vốn lớn, chưa có kế hoạch kinh doanh hiệu quả gửi ngân hàng do vẫn là kênh đầu tư ổn định. 

Giảm lãi suất huy động, doanh nghiệp chưa dám rút tiền ra kinh doanh

Giảm lãi suất huy động, doanh nghiệp chưa dám rút tiền ra kinh doanh

VOV.VN - Những khách hàng có số vốn lớn, chưa có kế hoạch kinh doanh hiệu quả gửi ngân hàng do vẫn là kênh đầu tư ổn định. 

Việt Nam là đối tác được ưa thích nhất của doanh nghiệp CNTT Nhật Bản
Việt Nam là đối tác được ưa thích nhất của doanh nghiệp CNTT Nhật Bản

VOV.VN -Hợp tác CNTT giữa Việt Nam và Nhật Bản đang ngày càng sôi động với nhiều dự án lớn

Việt Nam là đối tác được ưa thích nhất của doanh nghiệp CNTT Nhật Bản

Việt Nam là đối tác được ưa thích nhất của doanh nghiệp CNTT Nhật Bản

VOV.VN -Hợp tác CNTT giữa Việt Nam và Nhật Bản đang ngày càng sôi động với nhiều dự án lớn

Tiền Giang: Doanh nghiệp rau quả gây ô nhiễm môi trường
Tiền Giang: Doanh nghiệp rau quả gây ô nhiễm môi trường

VOV.VN -Đã hơn 5 năm qua, nhiều hộ dân rất bức xúc vì VegeTigi dự trữ phế thải gây ô nhiễm môi trường.

Tiền Giang: Doanh nghiệp rau quả gây ô nhiễm môi trường

Tiền Giang: Doanh nghiệp rau quả gây ô nhiễm môi trường

VOV.VN -Đã hơn 5 năm qua, nhiều hộ dân rất bức xúc vì VegeTigi dự trữ phế thải gây ô nhiễm môi trường.

Sửa luật thuế đáp ứng mong muốn của doanh nghiệp
Sửa luật thuế đáp ứng mong muốn của doanh nghiệp

VOV.VN - ĐBQH Đỗ Văn Vẻ: Việc sửa một lúc 5 luật với nhiều lĩnh vực liên quan đến tài chính và DN là chủ trương rất đúng và trúng

Sửa luật thuế đáp ứng mong muốn của doanh nghiệp

Sửa luật thuế đáp ứng mong muốn của doanh nghiệp

VOV.VN - ĐBQH Đỗ Văn Vẻ: Việc sửa một lúc 5 luật với nhiều lĩnh vực liên quan đến tài chính và DN là chủ trương rất đúng và trúng

Doanh nghiệp Việt học được rất ít từ khu vực FDI
Doanh nghiệp Việt học được rất ít từ khu vực FDI

VOV.VN - Doanh nghiệp nội chưa tối ưu hóa được mối quan hệ với doanh nghiệp FDI, dẫn tới việc nhận chuyển giao công nghệ diễn ra chậm chạp.

Doanh nghiệp Việt học được rất ít từ khu vực FDI

Doanh nghiệp Việt học được rất ít từ khu vực FDI

VOV.VN - Doanh nghiệp nội chưa tối ưu hóa được mối quan hệ với doanh nghiệp FDI, dẫn tới việc nhận chuyển giao công nghệ diễn ra chậm chạp.

Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào
Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào

VOV.VN -Lãnh đạo hai Chính phủ đã lắng nghe và tháo gỡ một số vướng mắc của các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Lào.

Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào

Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại Lào

VOV.VN -Lãnh đạo hai Chính phủ đã lắng nghe và tháo gỡ một số vướng mắc của các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư vào Lào.

Không xóa tiền phạt chậm nộp thuế cho doanh nghiệp
Không xóa tiền phạt chậm nộp thuế cho doanh nghiệp

VOV.VN -Bản chất tiền phạt chậm nộp thuế là khoản tiền phạt do vi phạm hành chính về thuế, do đó việc xóa nợ sẽ tạo tiền lệ không tốt.

Không xóa tiền phạt chậm nộp thuế cho doanh nghiệp

Không xóa tiền phạt chậm nộp thuế cho doanh nghiệp

VOV.VN -Bản chất tiền phạt chậm nộp thuế là khoản tiền phạt do vi phạm hành chính về thuế, do đó việc xóa nợ sẽ tạo tiền lệ không tốt.

Doanh nghiệp nhà nước cản trở tự do cạnh tranh
Doanh nghiệp nhà nước cản trở tự do cạnh tranh

VOV.VN -Theo PGS, TS Trần Đình Thiên, yếu tố cản trở tự do cạnh tranh nhiều nhất chính là doanh nghiệp nhà nước.

Doanh nghiệp nhà nước cản trở tự do cạnh tranh

Doanh nghiệp nhà nước cản trở tự do cạnh tranh

VOV.VN -Theo PGS, TS Trần Đình Thiên, yếu tố cản trở tự do cạnh tranh nhiều nhất chính là doanh nghiệp nhà nước.

IPO thành công 3 doanh nghiệp trong tháng 10
IPO thành công 3 doanh nghiệp trong tháng 10

3 phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng  (IPO) của 3 DN với tỷ lệ thành công đạt 93%.

IPO thành công 3 doanh nghiệp trong tháng 10

IPO thành công 3 doanh nghiệp trong tháng 10

3 phiên đấu giá bán cổ phần lần đầu ra công chúng  (IPO) của 3 DN với tỷ lệ thành công đạt 93%.

Bức tranh về doanh nghiệp nội xám màu hơn 2 năm trước
Bức tranh về doanh nghiệp nội xám màu hơn 2 năm trước

VOV.VN -Có khoảng 70% các doanh nghiệp nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn có ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện kinh doanh năm 2013.

Bức tranh về doanh nghiệp nội xám màu hơn 2 năm trước

Bức tranh về doanh nghiệp nội xám màu hơn 2 năm trước

VOV.VN -Có khoảng 70% các doanh nghiệp nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn có ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện kinh doanh năm 2013.