Tấm gương người cao tuổi dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi, thu nhập tỷ đồng

VOV.VN - Tại tỉnh Sóc Trăng xuất hiện hàng ngàn người cao tuổi làm kinh tế giỏi; trong đó, có nhiều gương điển hình là người dân tộc Khmer với thu nhập hàng năm từ vài tỷ đồng.

Đây là những tấm gương điển hình tiến tiến góp phần vào thực hiện thành công mục tiêu "Hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị phù hợp với từng vùng, miền; khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho hộ dân, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" (Nội dung số 01, tiểu Dự án 2, Dự án 3, Chương trình Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030).

Trong những năm qua, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cộng với tâm thế "tuổi già nhưng trí không già", người cao tuổi dân tộc Khmer tại Sóc Trăng đã chủ động vươn lên thoát nghèo, tiến tới làm giàu, trở thành những tấm gương sáng cho con cháu noi theo.

Ông Kim Hên, 71 tuổi, người dân tộc Khmer ở ấp Bưng Chông, xã Tài Văn, huyện Trần Đề là một trong những người có uy tín, điển hình gương sáng người cao tuổi làm kinh tế giỏi không chỉ tại địa phương mà cả tỉnh Sóc Trăng.

Xã Tài Văn là địa phương kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, để khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của địa phương hướng tới tăng thu nhập cho gia đình, ông Kim Hên không ngừng học hỏi, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ông còn tích cực thực hiện trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.

Ông Kim Hên chia sẻ: “với mô hình sản xuất 16,5 ha lúa chất lượng cao; đầu tư 1 máy gặt đập liên hợp, 1 máy cày làm dịch vụ cho nông dân, kết hợp chăn nuôi heo, tổng thu nhập hàng năm của gia đình hơn 5 tỷ đồng. Cũng từ mô hình này, gia đình tôi giải quyết việc làm cho 22 lao động tại địa phương”.

Kinh tế khá giả, ông Kim Hên cũng tích cực tham gia đóng góp làm công tác từ thiện xã hội, xây dựng phum sóc. Chỉ tính riêng trong 5 năm trở lại đây ông đóng góp trên 500 triệu đồng.

Phong trào “Người cao tuổi làm kinh tế giỏi” đã phát huy được tiềm năng, tài năng, trí tuệ của người cao tuổi trong phát triển kinh tế tại tỉnh Sóc Trăng. Phong trào đã góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, nhiều hội viên người cao tuổi dám nghĩ, dám làm, quyết tìm tòi đưa vào thử nghiệm và nhân rộng các loại cây, con mới góp phần đa dạng hoá sản xuất, phát triển các ngành nghề, dịch vụ mới trong kinh tế nông thôn, tạo nên diện mạo mới trong nền sản xuất nông nghiệp và tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Điển hình như ông Thạch Dân, 60 tuổi, ở ấp Bố Liên 1, xã Thuận Hưng, huyện Mỹ Tú thành công với mô hình trồng lúa kết hợp chăn nuôi bò. Hiện ông Dân đang sản xuất 25 ha lúa, nuôi 42 con bò sữa và 25 con bò thịt. Để việc sản xuất đạt hiệu quả cao, ông đầu tư mua cả 2 máy cuốn rơm, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho bò. Từ đó, giúp mô hình kinh tế gia đình bền vững, ổn định và hiệu quả.

Ông Dân tính toán, từ mô hình, hàng năm gia đình có thu nhập cũng hơn 1 tỷ đồng. Đặc biệt, ông giải quyết việc làm thời vụ cho hàng chục lao động ở địa phương.

Hay như ông Tăng Văn Xúa, 64 tuổi, ở ấp Cảng Buối, xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu. Ông được xem là nông dân dám nghĩ, dám làm, ứng dụng nhiều kỹ thuật tiên tiến vào nuôi tôm và được nhiều người gọi là tỷ phú nông dân nuôi tôm công nghệ cao. Hiện nay, trên diện tích ao nuôi 6 ha của gia đình, ông điều thực hiện mô hình phủ bạt tiên tiến, ông còn kết hợp kinh doanh thức ăn, vật tư nuôi trồng thuỷ sản với thu nhập trên 5 tỷ đồng/năm.

Ông Xúa chia sẻ: “Từ những lần tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về nuôi tôm, ông mạnh dạng thay đổi cách sản xuất, từ nuôi truyền thống sang nuôi theo quy trình công nghệ tiên tiến và cho hiệu quả tích cực như bây giờ”.

Theo ông Mai Văn Nhân, Trưởng Ban Đại diện Người cao tuổi tỉnh Sóc Trăng, toàn tỉnh có hơn 137.000 hội viên Hội người cao tuổi; trong đó, có gần 33.000 người cao tuổi tham gia làm kinh tế ở các lĩnh vực như: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ…

Thực hiện phong trào người cao tuổi làm kinh tế giỏi, 5 năm qua, các cấp Hội đã xét chọn và công nhận hơn 9 ngàn người cao tuổi làm kinh tế giỏi. trong đó, cấp cơ sở có hơn 8 ngàn người, cấp huyện hơn 1.300 người, cấp tỉnh có 66 người và cấp trung ương có 8 người.

Hội người cao tuổi tham gia sản xuất kinh doanh giỏi cũng tạo công ăn việc làm cho hơn 21.000 người lao động ở địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo cho hơn 9.600 người. Đặc biệt, tổng số tiền người cao tuổi làm kinh tế giỏi đóng góp làm công tác xã hội từ thiện, xây dựng địa phương trong 5 năm qua là gần 99 tỷ đồng.

“Người cao tuổi tại địa phương thực sự là cây cao bóng cả, tuổi cao gương sáng trong phong trào làm kinh tế giỏi đã góp phần làm thay đổi tư duy, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một ngành, một nghề chuyển sang sản xuất kinh doanh đa ngành, đa nghề; sử dụng nhiều lao động tại địa phương. Người cao tuổi không ngừng sáng tạo phục vụ sản xuất, cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội” - ông Mai Văn Nhân nói.

Tại Hội nghị biểu dương Người cao tuổi tiêu biểu làm kinh tế giỏi, lần thứ IV, giai đoạn 20218-2023, vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Huỳnh Thị Diễm Ngọc đã biểu dương sự đóng góp của người cao tuổi trong tham gia phong trào làm kinh tế giỏi. Từ thu nhập cá nhân, gia đình, người cao tuổi đã đóng góp rất lớn vào công tác từ thiện xã hội để góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cũng chỉ đạo Hội người cao tuổi tỉnh tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu chính đáng và giảm nghèo bền vững. Hội đẩy mạnh tăng cường sự chỉ đạo để phong trào phát triển về chất, nhân rộng các mô hình làm kinh tế giỏi phát triển rộng khắp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của đông đảo người cao tuổi. Khuyến khích chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị và ứng dụng nhiều hình thức kinh doanh có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế của vùng, trong nước và thế giới.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi trên quê hương Long Đức
Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi trên quê hương Long Đức

VOV.VN - Trong kháng chiến người dân xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh - tỉnh Trà Vinh chiến đấu kiên cường, với kỳ tích xây dựng và bảo vệ Đền thờ Bác Hồ - Công trình trái tim của Đảng bộ và nhân dân Trà Vinh. Còn trong thời bình, họ lại gương mẫu trong phát kinh tế gia đình, xây dựng quê hương. Trong đó, cựu chiến binh Lê Văn Gắng và Lưu Bá Hùng là tấm gương điển hình.

Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi trên quê hương Long Đức

Những cựu chiến binh làm kinh tế giỏi trên quê hương Long Đức

VOV.VN - Trong kháng chiến người dân xã Long Đức, Thành phố Trà Vinh - tỉnh Trà Vinh chiến đấu kiên cường, với kỳ tích xây dựng và bảo vệ Đền thờ Bác Hồ - Công trình trái tim của Đảng bộ và nhân dân Trà Vinh. Còn trong thời bình, họ lại gương mẫu trong phát kinh tế gia đình, xây dựng quê hương. Trong đó, cựu chiến binh Lê Văn Gắng và Lưu Bá Hùng là tấm gương điển hình.

Cán bộ hội phụ nữ người Tày làm kinh tế giỏi
Cán bộ hội phụ nữ người Tày làm kinh tế giỏi

VOV.VN - Không chỉ làm kinh tế giỏi, với vai trò là cán bộ hội phụ nữ, chị Nông Thị Thơ còn vận động hội viên trong chi hội xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả, giúp đỡ những hội viên khó khăn để phát triển mô hình chăn nuôi, trồng trọt làm giàu chính đáng.

Cán bộ hội phụ nữ người Tày làm kinh tế giỏi

Cán bộ hội phụ nữ người Tày làm kinh tế giỏi

VOV.VN - Không chỉ làm kinh tế giỏi, với vai trò là cán bộ hội phụ nữ, chị Nông Thị Thơ còn vận động hội viên trong chi hội xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả, giúp đỡ những hội viên khó khăn để phát triển mô hình chăn nuôi, trồng trọt làm giàu chính đáng.

Mô hình 50/50 phát triển kinh tế ở biên giới Nghệ An
Mô hình 50/50 phát triển kinh tế ở biên giới Nghệ An

VOV.VN - Cùng với nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, những năm qua, lực lượng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã thực hiện nhiều mô hình giúp dân phát triển kinh tế. Hiệu quả từ các mô hình, dự án đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc.

Mô hình 50/50 phát triển kinh tế ở biên giới Nghệ An

Mô hình 50/50 phát triển kinh tế ở biên giới Nghệ An

VOV.VN - Cùng với nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới, những năm qua, lực lượng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An đã thực hiện nhiều mô hình giúp dân phát triển kinh tế. Hiệu quả từ các mô hình, dự án đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc.