Tân Phó Thống đốc nói về nợ xấu và tín dụng

VOV.VN -Nợ xấu tăng cao do nhiều DN không có khả năng trả nợ. Cùng với đó, khả năng tín dụng mở rộng còn hạn chế do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu.

Liên quan đến nợ xấu, tại Họp báo chính phủ chiều 28/8, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: Đến cuối tháng 6/2014, nợ xấu ở mức 4,17%, cao hơn mức 4,07% vào cuối tháng 5/2014 và mức 3,61% cuối năm 2013. Nguyên nhân nợ xấu gia tăng, do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, cho nên tới hạn trả nợ, nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ, dẫn đến số nợ xấu tăng lên, trong khi khả năng tín dụng mở rộng còn hạn chế do sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn hạn chế.

Thứ hai, vừa qua, NHNN ban hành Thông tư 09 về phân loại nợ cũng như quy định trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu. Mặc dù Thông tư này cho phép tiếp tục thực hiện cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Quyết định 780 ban hành từ năm 2012, tức là cho thực hiện tới 4/2015, nhưng Thông tư có những quy định theo hướng chặt chẽ để đảm bảo quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ không bị lạm dụng. Theo quy định này, các TCTD phải có quy trình nội bộ để kiểm tra kiểm soát quá trình cơ cấu lại thời hạn trả nợ, báo cáo NHNN trường hợp cần thiết… Trong Thông tư này, phạm vi phân loại nợ cũng rộng hơn trước, bao gồm cả phạm vi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Cho nên, nhìn vào mặt tử số là nợ xấu thì hoạt động sản xuất kinh doanh còn khó khăn, trong khi dư nợ tín dụng khó mở rộng do điều kiện sức hấp thụ vốn của nền kinh tế còn thấp.

Về quá trình xử lý nợ xấu, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong 8 tháng đầu năm, NHNN tiếp tục tích cực chỉ đạo các TCTD tăng cường trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. 8 tháng vừa qua, các TCTD cũng tích cực xử lý nợ xấu. Số liệu của 6 tháng 2014 cho thấy, các TCTD xử lý được tổng số nợ xấu khoảng 33.000 tỷ đồng, trong đó có thu nợ từ khách hàng, bán phát mại tài sản đảm bảo của các khoản nợ và xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro.

Về bán nợ cho VAMC, từ tháng 10/2013, VAMC đã mua được với trị giá số dư nợ khoảng 55.000 tỷ đồng và sẽ tiếp tục cho tới hết 2014, dự kiến mua được khoảng 70-100.000 tỷ đồng nợ xấu. Phải nói rằng, VAMC không phải “đũa thần”. Tôi cho rằng trong điều kiện của Việt Nam, nợ xấu vẫn là hệ lụy tích lũy từ nhiều năm, bây giờ xử lý nợ xấu lại không có tiền từ ngân sách, cho nên phương án để xử lý nợ xấu qua thành lập các công ty VAMC để mua lại nợ của các TCTD, giúp các TCTD có thể làm sạch bản cân đối của mình và tiếp tục các hoạt động cho vay.

VAMC cũng phối hợp với TCTD cơ cấu lại các khoản nợ cho doanh nghiệp và có thể giảm lãi suất cho doanh nghiệp. Như vậy, bản thân doanh nghiệp cũng được hưởng lợi từ việc xử lý nợ xấu.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD tăng cường trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu. NHNN cũng đang phối hợp với các bộ, ngành chức năng để rà soát lại những vướng mắc cho Nghị định 53 về xử lý nợ xấu của Chính phủ, để sửa đổi, làm sao tháo gỡ khó khăn cho quá trình xử lý nợ xấu..

“NHNN sẽ tiếp tục rà soát quá trình xử lý nợ xấu và có thể có những kiến nghị đề xuất làm sao đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu” – Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vietinbank không tự xử được 1.500 tỉ đồng nợ xấu
Vietinbank không tự xử được 1.500 tỉ đồng nợ xấu

VOV.VN - Với tỷ lệ nợ xấu cuối quí I là 1,78%, Vietinbank là ngân hàng thương mại gốc quốc doanh cuối cùng bán nợ cho VAMC.

Vietinbank không tự xử được 1.500 tỉ đồng nợ xấu

Vietinbank không tự xử được 1.500 tỉ đồng nợ xấu

VOV.VN - Với tỷ lệ nợ xấu cuối quí I là 1,78%, Vietinbank là ngân hàng thương mại gốc quốc doanh cuối cùng bán nợ cho VAMC.

VAMC thiếu quyền đặc biệt để xử lý nợ xấu
VAMC thiếu quyền đặc biệt để xử lý nợ xấu

Hơn 47.000 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua lại, tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu vẫn đang gặp phải nhiều vướng mắc bởi cơ chế cho VAMC chưa đủ mạnh.

VAMC thiếu quyền đặc biệt để xử lý nợ xấu

VAMC thiếu quyền đặc biệt để xử lý nợ xấu

Hơn 47.000 tỷ đồng nợ xấu đã được VAMC mua lại, tuy nhiên, việc xử lý nợ xấu vẫn đang gặp phải nhiều vướng mắc bởi cơ chế cho VAMC chưa đủ mạnh.

VAMC mua được 11.414 tỷ nợ xấu 6 tháng qua
VAMC mua được 11.414 tỷ nợ xấu 6 tháng qua

VOV.VN -Tính từ khi bắt đầu mua nợ ngày 11/10/2013 đến nay, tổng nợ xấu VAMC đã mua của các tổ chức tín dụng 50.721 tỷ đồng.

VAMC mua được 11.414 tỷ nợ xấu 6 tháng qua

VAMC mua được 11.414 tỷ nợ xấu 6 tháng qua

VOV.VN -Tính từ khi bắt đầu mua nợ ngày 11/10/2013 đến nay, tổng nợ xấu VAMC đã mua của các tổ chức tín dụng 50.721 tỷ đồng.

Xử lý nợ xấu: Sao chưa “mở van” một dòng tiền lớn?
Xử lý nợ xấu: Sao chưa “mở van” một dòng tiền lớn?

Gần một năm trôi qua, Ngân hàng Nhà nước chưa thả một xu nào của dòng tiền lớn vào hệ thống...

Xử lý nợ xấu: Sao chưa “mở van” một dòng tiền lớn?

Xử lý nợ xấu: Sao chưa “mở van” một dòng tiền lớn?

Gần một năm trôi qua, Ngân hàng Nhà nước chưa thả một xu nào của dòng tiền lớn vào hệ thống...

Nợ xấu ngân hàng: Lời nói thật là đây!
Nợ xấu ngân hàng: Lời nói thật là đây!

Với những gì đang diễn ra, nợ xấu của các ngân hàng thương mại không tăng mới là lạ và đáng lo.

Nợ xấu ngân hàng: Lời nói thật là đây!

Nợ xấu ngân hàng: Lời nói thật là đây!

Với những gì đang diễn ra, nợ xấu của các ngân hàng thương mại không tăng mới là lạ và đáng lo.

Nợ xấu đang “cản đường” tín dụng
Nợ xấu đang “cản đường” tín dụng

Trong khi tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đã vượt mức 4% thì tín dụng trong 6 tháng qua chỉ đạt 3,5%.

Nợ xấu đang “cản đường” tín dụng

Nợ xấu đang “cản đường” tín dụng

Trong khi tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống đã vượt mức 4% thì tín dụng trong 6 tháng qua chỉ đạt 3,5%.