Tăng tốc đầu tư công: Phân cấp mạnh mẽ duy trì kiểm tra giám sát

VOV.VN - Ghi nhận những kiến nghị của các Bộ, ngành tại cuộc họp đôn đốc giải ngân đầu tư công với các cơ quan khối Trung ương, Phó Thủ tướng đề nghị cần sớm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, gắn liền với giám sát.

Chiều nay (17/4), tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì họp Tổ công tác số 3, đôn đốc giải ngân đầu tư công với các cơ quan khối Trung ương. Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo phải tháo gỡ những vướng mắc để đảm bảo thông thoáng giải ngân vốn đầu tư công đồng thời vẫn phải đảm bảo kiểm soát tốt.

Thông tin tại cuộc họp cho thấy, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của 16 Bộ, cơ quan Trung ương thuộc Tổ công tác số 3 phụ trách năm nay được Thủ tướng Chính phủ giao trên 34.300 tỷ đồng. Tổng số giải ngân của 16 Bộ, cơ quan Trung ương từ đầu năm đến nay mới được hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương trên 6% kế hoạch, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước). Trong đó có 4 Bộ, cơ quan trung ương giải ngân 0%; 12 Bộ, cơ quan trung ương đã giải ngân, một số cơ quan tỷ lệ giải ngân đạt cao hơn như Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Ban Quản lý Lăng... còn lại hầu hết ở mức thấp hơn mức bình quân chung cả nước.

Báo cáo về việc kiểm tra, tháo gỡ khó khăn đẩy mạnh vốn đầu tư công tại 16 Bộ, cơ quan Trung ương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung cho biết, nhìn chung tiến độ giải ngân của các Bộ, ngành thường thấp do đầu năm chủ yếu làm nhiệm vụ nghiệm thu các dự án chuyển tiếp. Với các dự án khởi công mới, các đơn vị chủ yếu hoàn chỉnh thủ tục đầu tư và bắt đầu thực hiện giải ngân từ quý II. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ rõ có nguyên nhân từ những vấn đề chưa được giải quyết.

“Khó khăn chủ yếu của khối Trung ương liên quan đến phân cấp, phân quyền thẩm định dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước của cơ quan chuyên môn về xây dựng. Thứ hai là thẩm quyền kiểm tra điều kiện nghiệm thu công trình của các cơ quan Trung ương có ngành dọc, đã được xác định nhưng đến nay vẫn chưa được sửa đổi. Quy định về điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư, theo Nghị định số 10 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, cũng như các Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng chưa được hướng dẫn, chưa quy định cụ thể về trường hợp khi điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư dự án gây khó khăn, lúng túng trong thực hiện các dự án”, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung nêu.

Tại cuộc họp, 16 Bộ, cơ quan Trung ương cũng kiến nghị những khó khăn cần tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, phấn đấu đạt 100% số vốn được giao vào cuối năm. Trong đó có các nội dung về phân cấp thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách nhà nước; quy định về điều chỉnh cơ cấu tổng mức đầu tư; xác định cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định khi dự án thuộc nhiều ngành, lĩnh vực đầu tư; về thẩm quyền phê duyệt thiết kế, dự toán, điều chỉnh thiết kế, dự toán; pháp luật về đất đai liên quan đến xác định, quán lý nguồn gốc đất; tạo điều kiện để chuyển vốn cho một số dự án đang triển khai...

Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu rõ: Tiến độ giải ngân từ đầu năm đến nay thấp hơn so với mọi năm, trong khi yêu cầu về hoạt động này lại lớn. Chủ trương của Chính phủ là đẩy mạnh hiệu quả các dự án đầu tư công để bù lại cho tăng trưởng GDP đang bị thụt giảm. Ghi nhận những kiến nghị của các Bộ, ngành, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị cần sớm giải pháp tháo gỡ những khó khăn, gắn liền với giám sát.

“Việc chuyển nguồn từ năm 2022 sang năm 2023 theo nhiều đề nghị sẽ được xem xét xử lý và gỡ thủ tục sớm. Nhưng sai phạm trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản vẫn là cao nhất, phải có kiểm soát nhất định vì thất thoát từ đây vẫn lớn nhất, cho nên phải làm sao để giải quyết 2 mục tiêu 1 công việc thông thoáng. Về nguyên tắc, tới đây theo tinh thần chung của Thủ tướng và các Nghị quyết của Đảng, tất cả các chủ trương, đường lối và công thức chung đều là phân cấp mạnh mẽ cộng với kiểm tra, giám sát để tạo ra những thay đổi nhất định”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đoàn công tác số 2 của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc giải ngân đầu tư công
Đoàn công tác số 2 của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc giải ngân đầu tư công

VOV.VN - Chiều 13/4, tại tỉnh Phú Yên, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Đoàn công tác số 2 của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc giải ngân đầu tư công

Đoàn công tác số 2 của Thủ tướng Chính phủ đôn đốc giải ngân đầu tư công

VOV.VN - Chiều 13/4, tại tỉnh Phú Yên, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm Trưởng đoàn có buổi làm việc với 13 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa để kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.

Vì sao Tiền Giang dẫn đầu về giải ngân vốn đầu tư công?
Vì sao Tiền Giang dẫn đầu về giải ngân vốn đầu tư công?

VOV.VN - Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của chi phí giá vật tư, nhiên liệu tăng vọt nhưng công tác đầu tư xây dựng các công trình từ vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Tiền Giang luôn đạt kết quả cao.

Vì sao Tiền Giang dẫn đầu về giải ngân vốn đầu tư công?

Vì sao Tiền Giang dẫn đầu về giải ngân vốn đầu tư công?

VOV.VN - Dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của chi phí giá vật tư, nhiên liệu tăng vọt nhưng công tác đầu tư xây dựng các công trình từ vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh Tiền Giang luôn đạt kết quả cao.

Hà Nội “gỡ” mặt bằng để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công
Hà Nội “gỡ” mặt bằng để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

VOV.VN - Hà Nội đặt mục tiêu đến hết tháng 6 năm nay giải ngân đầu tư công đạt từ 40 đến 45% kế hoạch (cả năm 2023 đạt 95 - 100%), nhưng trên thực tế những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đang cản trở mục tiêu này.

Hà Nội “gỡ” mặt bằng để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

Hà Nội “gỡ” mặt bằng để đẩy nhanh giải ngân đầu tư công

VOV.VN - Hà Nội đặt mục tiêu đến hết tháng 6 năm nay giải ngân đầu tư công đạt từ 40 đến 45% kế hoạch (cả năm 2023 đạt 95 - 100%), nhưng trên thực tế những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đang cản trở mục tiêu này.