Tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu

VOV.VN - Năm 2022, ngành Hải quan đã tích cực triển khai các giải pháp cải cách, hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Nhờ đó, tổng thời gian từ khi hàng hóa đến đến cảng/cửa khẩu đến khi hàng ra khỏi cảng/cửa khẩu năm 2022 là 127 giờ 13 phút 20 giây, giảm gần 7 giờ so với năm 2021.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2022 có thể cán mốc 750 tỷ USD

Từ đầu năm đến hết ngày 15/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 701,29 tỷ USD, tăng 10,5%, tương ứng tăng 66,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 355,82 tỷ USD, tăng 12% (tương ứng tăng 38,23 tỷ USD); nhập khẩu đạt 345,47 tỷ USD, tăng 9,1% (tương ứng tăng 28,67 tỷ USD). Dự kiến năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 750 tỷ USD, tăng 12,18%, tương ứng tăng 81,46 tỷ USD so với năm 2021.

Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam tính từ đầu năm đến hết 15/12 đã thặng dư 10,35 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số thặng dư 802 triệu USD của cùng kỳ năm 2021.

Về thu ngân sách nhà nước, từ đầu năm đến ngày 15/12, tổng thu toàn ngành Hải quan đạt 420.192 tỷ đồng, bằng 119,4% dự toán (352.000 tỷ đồng), bằng 100% chỉ tiêu phấn đấu (420.000 tỷ đồng), tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước.

Để đạt được kết quả đó, ngay từ đầu năm, toàn ngành Hải quan đã có sự chủ động trong bám sát các Nghị quyết, Chỉ thị của Chính phủ, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Tài chính và cụ thể hóa thông qua kịp thời ban hành các chương trình, kế hoạch công tác trọng tâm của cả năm của Tổng cục Hải quan và Chỉ thị số 439/CT-TCHQ về việc thực hiện đồng bộ quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, chống thất thu năm 2022.

Trong đó, ngành Hải quan luôn quát triệt và tổ chức thực hiện một cách đồng bộ, xuyên suốt, quyết liệt, hiệu quả đồng thời cả hai nhiệm vụ là tạo thuận lợi thương mại và đảm bảo hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hải quan, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn cộng đồng.

“Nhờ thực hiện tốt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại nên kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên đạt và vượt 700 tỷ USD. Kim ngạch tăng cộng với thực hiện hiệu quả các biện pháp chống thất thu nên kết quả thu ngân sách cả năm tăng trưởng khá”, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn nhận định.

Giảm thời gian thông quan hàng hóa

Bên cạnh việc nỗ lực thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, Tổng cục Hải quan cũng triển khai tích cực các giải pháp cải cách, hiện đại hóa, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.

Thời gian thông quan trung bình đối với hàng nhập khẩu năm 2022 là 36 giờ 14 phút 32 giây, giảm gần 19 phút so với năm 2021. Thời gian thông quan trung bình đối với hàng xuất khẩu năm 2022 là 2 giờ 43 phút 9 giây, giảm hơn 17 phút so với năm 2021.

Đến nay, Tổng cục Hải quan đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 88%. Với vai trò là Cơ quan thường trực của Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại, trong năm 2022, Tổng cục Hải quan tiếp tục đôn đốc, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành thực hiện Kế hoạch tổng thể triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.

Tính đến ngày 15/12, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 250 thủ tục hành chính của 13 bộ, ngành kết nối với trên 4,92 triệu bộ hồ sơ của hơn 54.800 doanh nghiệp.

Năm 2022, Tổng cục Hải quan cũng đã thực hiện phê duyệt và công bố kết quả đo thời gian giải phóng hàng cấp Tổng cục năm 2021. Đồng thời, triển khai đo thời gian giải phóng hàng cấp Cục năm 2022.

Theo đó, căn cứ kết quả tính toán sơ bộ các khoảng thời gian chính, tổng thời gian từ khi hàng hóa đến đến cảng/cửa khẩu đến khi hàng ra khỏi cảng/cửa khẩu năm 2022 là 127 giờ 13 phút 20 giây giảm gần 7 giờ so với năm 2021. Thời gian thông quan trung bình của cả hàng nhập khẩu và xuất khẩu cũng đều giảm.

Ưu tiên tạo thuận lợi thương mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tại Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán NSNN năm 2023 Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hệ thống thu NSNN, tăng cường quản lý thu, cơ cấu lại nguồn thu bảo đảm tính bền vững; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý thuế, đặc biệt trong một số lĩnh vực, hoạt động sản xuất kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế số, giao dịch xuyên biên giới,... bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN.

Quốc hội cũng giao Chính phủ Quản lý chặt chẽ hoàn thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu đảm bảo đúng đối tượng theo đúng quy định của pháp luật; tiếp tục triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế... Theo đó, dự toán thu NSNN năm 2023 Quốc hội giao cho Tổng cục Hải quan là 425.000 tỷ đồng. Do đó, để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong bối cảnh dự báo nhiều khó khăn, Tổng cục Hải quan đã quán triệt các đơn vị thuộc và trực thuộc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện các giải phá.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết, trong năm tới, việc đảm bảo song hành hai nhiệm vụ quan trọng nhất là cải cách, tạo thuận lợi thương mại và quản lý nhà nước về hải quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại vẫn sẽ được ưu tiên triển khai.

"Làm tốt việc tạo thuận lợi thì doanh nghiệp mới hoạt động tốt, từ đó, kim ngạch xuất nhập khẩu mới tăng. Từ việc tăng kim ngạch thì công tác thu của ngành Hải quan mới triển khai tốt, đạt và vượt chỉ tiêu phấn đấu”, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan nêu rõ.

Bên cạnh đó, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn nhấn mạnh đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vì năm 2023, dự báo quy mô thủ đoạn của hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại sẽ ngày càng tinh vi, phức tạp hơn.

Trong bối cảnh đó, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu, các đơn vị hải quan cả nước phải chủ động có giải pháp đấu tranh hiệu quả, xác định trọng điểm, phát huy lợi thế của các hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ kiểm tra, giám sát, đánh giá./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chính thức cán mốc 700 tỷ USD
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chính thức cán mốc 700 tỷ USD

VOV.VN - Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 14/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 698,5 tỷ USD và đến hôm nay 15/12 sẽ cán mốc mới 700 tỷ USD.

Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chính thức cán mốc 700 tỷ USD

Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chính thức cán mốc 700 tỷ USD

VOV.VN - Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 14/12, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 698,5 tỷ USD và đến hôm nay 15/12 sẽ cán mốc mới 700 tỷ USD.

Dấu ấn xuất khẩu 2022 và những vấn đề đặt ra trong chiến lược xuất nhập khẩu
Dấu ấn xuất khẩu 2022 và những vấn đề đặt ra trong chiến lược xuất nhập khẩu

VOV.VN - Từ kết quả hoạt động xuất, nhập khẩu 11 tháng qua, nhiều dự báo cho thấy tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2022 có khả năng đạt 750 tỷ USD và tiếp tục cân bằng cán cân thương mại (có xuất siêu). Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng ấn tượng, một chân kiềng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.

Dấu ấn xuất khẩu 2022 và những vấn đề đặt ra trong chiến lược xuất nhập khẩu

Dấu ấn xuất khẩu 2022 và những vấn đề đặt ra trong chiến lược xuất nhập khẩu

VOV.VN - Từ kết quả hoạt động xuất, nhập khẩu 11 tháng qua, nhiều dự báo cho thấy tổng giá trị kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2022 có khả năng đạt 750 tỷ USD và tiếp tục cân bằng cán cân thương mại (có xuất siêu). Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng ấn tượng, một chân kiềng đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.

Lạng Sơn đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa nông sản tươi
Lạng Sơn đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa nông sản tươi

VOV.VN - Đảm bảo chất lượng nông sản tươi xuất khẩu, lực lượng chức năng tại cửa khẩu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản phẩm được nhanh chóng thông quan ngay trong ngày.

Lạng Sơn đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa nông sản tươi

Lạng Sơn đẩy nhanh tiến độ thông quan hàng hóa nông sản tươi

VOV.VN - Đảm bảo chất lượng nông sản tươi xuất khẩu, lực lượng chức năng tại cửa khẩu đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để sản phẩm được nhanh chóng thông quan ngay trong ngày.