Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đẩy mạnh xử lý các dự án chưa hiệu quả

VOV.VN -Sáng 7/7, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức cuộc họp bàn giải pháp, hướng tháo gỡ, xử lý các dự án chưa hiệu quả của Tập đoàn.

Thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Thường trực Chính phủ và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về việc xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, sáng 7/7, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã tổ chức cuộc họp bàn giải pháp, hướng tháo gỡ, xử lý các dự án chưa hiệu quả của Tập đoàn.

Cuộc họp do Phó bí thư phụ trách Đảng bộ, Thành viên phụ trách Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn chủ trì.

Nhà máy Đóng tàu Dung Quất được lựa chọn phương án cho phá sản.

Thời gian qua, lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã họp bàn và đề ra nhiều phương án, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tìm hướng xử lý các dự án yếu kém. Những phương án, giải pháp, hướng xử lý này đều đã được Tập đoàn nghiên cứu, đánh giá kỹ trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đánh giá những phương án, giải pháp này là tích cực, phù hợp với tình hình thực tế của các dự án.

Tuy nhiên, sự thiếu hiệu quả trong việc xử lý các dự án yếu kém còn có nguyên nhân khách quan là những vướng mắc về cơ chế, đặc biệt là những vướng mắc về cơ chế tài chính.

Với những phân tích đánh giá trên, ngay tại cuộc họp, Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã quyết định thành lập các Tổ công tác trực tiếp xử lý các dự án yếu kém, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị tham gia Tổ công tác.

Các Tổ công tác sẽ có nhiệm vụ rà soát, đánh giá lại toàn bộ các phương án, giải pháp cũng như các đề xuất đã và đang được triển khai trong quá trình xử lý các dự án yếu kém. Sau khi có đánh giá, các Tổ công tác sẽ xây dựng, đề xuất phương án, giải pháp cụ thể đối với từng dự án. Những phương án, giải pháp này phải đề rõ thời gian, lộ trình thực hiện và để thực hiện thì cần phải có những cơ chế, chính sách như thế nào…

Trên cơ sở đó, Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ quyết định các vấn đề nào thuộc phạm vi xử lý của Tập đoàn, còn nội dung nào vượt quá thẩm quyền, Tập đoàn sẽ làm báo cáo cấp có thẩm quyền xin ý kiến.

Tinh thần chung được các thành viên trong Ban Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xác định là phải thực hiện và phải thực hiện ở mức tốt nhất Kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo việc xử lý các dự án yếu kém của Tập đoàn đạt hiệu quả nhất. Dự án nào có thể tiếp tục triển khai, đi vào sản xuất thì theo nguyên tắc thị trường, các đơn vị, các cổ đông phải vào cuộc tháo gỡ, hỗ trợ để đi vào sản xuất. Dự án nào không khả thi thì nghiên cứu bán cổ phần, thậm chí là cho phá sản.

Liên quan đến nội dung này, chiều cùng ngày, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đã chủ trì buổi làm việc với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Sau khi lắng nghe báo cáo của Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về các phương án xử lý, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đã nhấn mạnh yêu cầu cần triển khai quyết liệt xử lý các dự án trong năm 2017, hoàn thành phương án xử lý để năm 2018 cơ bản giải quyết hết khó khăn và 2020 hoàn thành dứt điểm.

Lãnh đạo Bộ Công Thương cũng nêu rõ với dự án Ethanol Dung Quất, quan điểm là khởi động lại dự án sau đó mới thoái vốn, chuyển nhượng vốn. Riêng dự án nhà máy NLSH Bình Phước, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà máy cần làm việc với đối tác nước ngoài để sớm khởi động lại dự án. Bởi việc khởi động dự án không chỉ liên quan đến nguồn vốn mà còn liên quan đến lộ trình thay thế và sử dụng xăng sinh học E5 từ đầu năm 2018.

Trong khi đó, với dự án Ethanol Phú Thọ, thống nhất phương án dừng dự án và tiến hành phá sản công ty. Đồng thời đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Na làm việc với cổ đông để thực hiện lộ trình dừng và phá sản này.

Với 2 dự án còn lại, đặc biệt là dự án PVTEX, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu thực hiện theo phương án của Ban Chỉ đạo: hợp tác với đối tác nước ngoài để khởi động lại dự án, sau đó thực hiện chuyển nhượng vốn.

Nhà máy Đóng tàu Dung Quất được lựa chọn phương án cho phá sản. Với việc quyết toán con tàu 104.000 tấn, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo Vụ Tài chính - Bộ Công Thương có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị Kiểm toán Nhà nước vào cuộc để định giá con tàu.

Thay mặt lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng giám đốc Nguyễn Vũ Trường Sơn khẳng định quyết tâm thực hiện và phải thực hiện ở mức tốt nhất Kết luận của Bộ Chính trị, chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo việc xử lý các dự án yếu kém của Tập đoàn đạt hiệu quả nhất, trình phương án chi tiết lên Bộ Công Thương, trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/7/2017.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

PVN hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6
PVN hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6

VOV.VN -Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6.

PVN hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6

PVN hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6

VOV.VN -Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng ngày Môi trường Thế giới 5/6.

Bộ Công Thương yêu cầu PVN quyết liệt xử lý 5 dự án thua lỗ nghìn tỷ
Bộ Công Thương yêu cầu PVN quyết liệt xử lý 5 dự án thua lỗ nghìn tỷ

VOV.VN - Lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu PVN triển khai xử lý triệt để 5 dự án thua lỗ theo các phương án đã có, không sử dụng thêm nguồn vốn Nhà nước.

Bộ Công Thương yêu cầu PVN quyết liệt xử lý 5 dự án thua lỗ nghìn tỷ

Bộ Công Thương yêu cầu PVN quyết liệt xử lý 5 dự án thua lỗ nghìn tỷ

VOV.VN - Lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu PVN triển khai xử lý triệt để 5 dự án thua lỗ theo các phương án đã có, không sử dụng thêm nguồn vốn Nhà nước.

PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela
PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela

Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) tự sa lầy vào một số dự án đầu tư ra nước ngoài, trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỉ USD vốn góp khai thác dầu tại Venezuela.

PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela

PVN mất trắng cả chục ngàn tỉ đồng ở Venezuela

Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) tự sa lầy vào một số dự án đầu tư ra nước ngoài, trong đó có siêu liên doanh 1,8 tỉ USD vốn góp khai thác dầu tại Venezuela.

Cựu Chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn bị khởi tố thêm tội tham ô tài sản
Cựu Chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn bị khởi tố thêm tội tham ô tài sản

VOV.VN -Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm bị điều tra thêm tội Tham ô tài sản của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Cựu Chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn bị khởi tố thêm tội tham ô tài sản

Cựu Chủ tịch PVN Nguyễn Xuân Sơn bị khởi tố thêm tội tham ô tài sản

VOV.VN -Nguyễn Xuân Sơn và Hà Văn Thắm bị điều tra thêm tội Tham ô tài sản của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Phá sản nhà máy đóng tàu Dung Quất, PVN “mất trắng” 5.000 tỷ đồng?
Phá sản nhà máy đóng tàu Dung Quất, PVN “mất trắng” 5.000 tỷ đồng?

Nếu phá sản, hơn 1.200 lao động nhà máy đóng tàu Dung Quất đang có nguy cơ mất việc làm và không thể thu hồi được khoản tiền trên 5.000 tỷ đồng đã đầu tư.

Phá sản nhà máy đóng tàu Dung Quất, PVN “mất trắng” 5.000 tỷ đồng?

Phá sản nhà máy đóng tàu Dung Quất, PVN “mất trắng” 5.000 tỷ đồng?

Nếu phá sản, hơn 1.200 lao động nhà máy đóng tàu Dung Quất đang có nguy cơ mất việc làm và không thể thu hồi được khoản tiền trên 5.000 tỷ đồng đã đầu tư.

PVN gặp mặt các Đại sứ, Tổng lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài
PVN gặp mặt các Đại sứ, Tổng lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

VOV.VN -PVN vừa tổ chức buổi gặp mặt gần 30 Trưởng các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2017-2020.

PVN gặp mặt các Đại sứ, Tổng lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

PVN gặp mặt các Đại sứ, Tổng lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài

VOV.VN -PVN vừa tổ chức buổi gặp mặt gần 30 Trưởng các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2017-2020.