Thách thức đối với ngành công nghiệp dệt Việt Nam

(VOV) - "2013 đặt mục tiêu xuất khẩu hàng dệt may đạt từ 20 – 21 tỷ USD, đến 2015 đạt 25 – 27 tỷ USD".

Như tin đã đưa, Hội nghị thường niên năm 2012 của Liên đoàn các nhà sản xuất Sợi Dệt Quốc tế diễn ra sáng nay tại Hà Nội. Các nhà quản lý đều nhận định, để đạt mục tiêu xuất khẩu 25 – 27 tỷ USD vào năm 2015, thì dệt may Việt Nam cần nâng cao giá trị gia tăng, tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, tăng tỷ lệ nội địa hóa… Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tham dự hội nghị.

Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng cao, từ 5,9 tỷ USD năm 2006 lên 15,8 tỷ USD năm 2011. Hiện nay Việt Nam là nhà cung cấp dệt may lớn thứ 2 vào Mỹ, lớn thứ 3 vào Nhật Bản và thứ 4 vào EU.

Ông Bashi H. Ali Mohammad, Chủ tịch Liên đoàn các nhà sản xuất Sợi Dệt Quốc tế đánh giá cao tiềm năng ngành dệt may của Việt Nam: “Việt Nam đầu tư vào những hoạt động và máy móc dệt may tăng lên đáng kể, từ 600 nhà máy đã tăng lên 2.000 nhà máy trong năm 2011. Giá nguyên vật liệu tăng lên 4 lần, là mức tăng chưa từng thấy trong lịch sử. Dệt may Việt Nam đang phát triển mạnh. Ngành dệt may nói chung đóng vai trò quan trọng. Những thay đổi và phát triển căn bản trong dệt may sẽ có ảnh hưởng quan trọng với ngành khác và dọc theo chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Tuy nhiên, dệt may Việt Nam cũng đứng trước khó khăn như: sụt giảm đơn hàng do suy thoái kinh tế tòan cầu, chi phí đầu vào tăng cao, thiếu năng lực thiết kế, thiếu công nghiệp phụ trợ, phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt Nam mới chủ yếu nhận hàng gia công. Do đó, trong chiến lược phát triển, dệt may Việt Nam đặt mục tiêu nâng cao tỷ lệ nội địa hóa; kêu gọi đầu tư vào nguyên phụ liệu, sản xuất chuyển giao công nghệ và dệt nhuộm hoàn tất, nâng cao năng lực thiết kế…

Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tập đoàn Dệt may Việt Nam cho biết: “Chúng ta xác định sợi, dệt, nhộm là sản phẩm nối dài của may, nhưng sản phẩm may là từ trung và cao cấp trở lên. Tạo điều kiện môi trường đầu tư, quy hoạch trồng bông, trồng cây nguyên liệu. Song song sản xuất là thiết kế về nhãn hiệu và thương hiệu. Mục tiêu 2020 ngành dệt may phải có 5 – 7% ở thị trường lớn. 2013 đặt mục tiêu xuất khẩu từ 20 – 21 tỷ USD. Đến 2015 đạt 25 – 27 tỷ USD là nằm trong tầm tay của chúng ta”.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam xác định, đến năm 2020 công nghiệp dệt may là ngành công nghiệp quan trọng, đẩy mạnh sản xuất vải với nòng cốt là Tập đòan Dệt may Việt Nam, bảo vệ môi trường, đẩy mạnh đầu tư nước ngoài. Hội nghị diễn ra trong 3 ngày với sự có mặt của 250 đại biểu đến từ nhiều quốc gia thành viên của Liên đoàn các nhà sản xuất Sợi Dệt Quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xuất khẩu dệt may đạt 11,25 tỷ USD
Xuất khẩu dệt may đạt 11,25 tỷ USD

(VOV) - Xuất khẩu dệt may tiếp tục dẫn đầu xuất khẩu cả nước, với kim ngạch tháng 9 ước đạt 1,45 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may đạt 11,25 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may đạt 11,25 tỷ USD

(VOV) - Xuất khẩu dệt may tiếp tục dẫn đầu xuất khẩu cả nước, với kim ngạch tháng 9 ước đạt 1,45 tỷ USD

Dệt may Việt Nam thiếu đơn hàng
Dệt may Việt Nam thiếu đơn hàng

Tiêu thụ bị co hẹp ở nhiều thị trường truyền thống khiến không ít doanh nghiệp thiếu đơn hàng từ nay đến cuối năm.

Dệt may Việt Nam thiếu đơn hàng

Dệt may Việt Nam thiếu đơn hàng

Tiêu thụ bị co hẹp ở nhiều thị trường truyền thống khiến không ít doanh nghiệp thiếu đơn hàng từ nay đến cuối năm.

Dệt may đang mất lợi thế lao động giá rẻ
Dệt may đang mất lợi thế lao động giá rẻ

Các doanh nghiệp dệt may đang phải xoay xở bằng nhiều cách để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng.

Dệt may đang mất lợi thế lao động giá rẻ

Dệt may đang mất lợi thế lao động giá rẻ

Các doanh nghiệp dệt may đang phải xoay xở bằng nhiều cách để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực trầm trọng.

Xuất khẩu hàng dệt may - cần giải pháp hỗ trợ thiết thực
Xuất khẩu hàng dệt may - cần giải pháp hỗ trợ thiết thực

Ngành dệt may đang gặp khó từ nhiều phía khiến sản lượng sụt giảm, thị trường bị thu hẹp...

Xuất khẩu hàng dệt may - cần giải pháp hỗ trợ thiết thực

Xuất khẩu hàng dệt may - cần giải pháp hỗ trợ thiết thực

Ngành dệt may đang gặp khó từ nhiều phía khiến sản lượng sụt giảm, thị trường bị thu hẹp...

Dệt may nỗ lực về đích, nhiều DN có đơn hàng đến quý I/2013
Dệt may nỗ lực về đích, nhiều DN có đơn hàng đến quý I/2013

(VOV) - Ở các thị trường mới, hàng dệt may Việt Nam đã có mặt và được các nhà nhập khẩu chấp nhận với nhiều đơn hàng lớn.

Dệt may nỗ lực về đích, nhiều DN có đơn hàng đến quý I/2013

Dệt may nỗ lực về đích, nhiều DN có đơn hàng đến quý I/2013

(VOV) - Ở các thị trường mới, hàng dệt may Việt Nam đã có mặt và được các nhà nhập khẩu chấp nhận với nhiều đơn hàng lớn.

// POLL JS