Thanh Hoá "cạn" nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất

VOV.VN - Mặc dù số thu tháng 10/2023 tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ ngoái (giảm 43%), nhất là số thu tiền sử dụng đất (giảm 43,4%), tuy nhiên thu ngân sách nhà nước tỉnh Thanh Hoá năm 2023 cơ bản đạt dự toán được giao. Thông tin này được công bố tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh Thanh Hoá tháng 10, diễn ra sáng nay (23/10).

 

Luỹ kế 10 tháng đầu năm, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt hơn 31.800 tỷ đồng, bằng 73% so với cùng kỳ và bằng 90% so với dự toán năm 2023. Ông Ngô Đình Hùng, Cục trưởng Cục thuế tỉnh Thanh Hoá cho biết:

Băng: Năm nay chúng ta bị tác động rất nhiều yếu tố, do giảm chính sách như: Thuế bảo vệ môi trường giảm 50%, tiền thuê đất giảm 30%, thuế giá trị gia tăng giảm 2%; tổng thu ước tính cả năm giảm trên 1.300 tỷ đồng từ chính sách. Tuy nhiên, tổng thu từ kinh tế có thể yên tâm, chúng tôi cam kết hoàn thành dự toán và vượt với mức cao nhất. Đến thời điểm này, thuế từ lĩnh vực đầu tư nước ngoài dự kiến vượt khoảng 1 nghìn tỷ, ngoài quốc doanh vượt 300 tỷ; như vậy toàn bộ phần hụt thu sẽ được bù đắp bởi 2 nguồn là thuế bảo vệ môi trường và thuế ngoài quốc doanh.

Cũng theo ông Ngô Đình Hùng, khó khăn nhất là thu cấp quyền sử dụng đất. Đến thời điểm này mới thu được 5.200 tỷ đồng (dự toán là 7.100 tỷ đồng). Vấn đề là hiện nay gần như không còn nguồn, không còn mặt bằng mới đấu giá và việc xác định giá đất cụ thể gặp nhiều khó khăn. Nếu thời điểm này đấu giá quyền sử dụng đất thì theo quy định 120 ngày doanh nghiệp trúng đấu giá mới phải hoàn thành nghĩa vụ thuế thì nguồn thu sẽ trôi qua năm 2024.

Về vấn đề này, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn đề nghị, các cơ quan chức năng khẩn trương hoàn thiện thủ tục liên quan, sớm phê duyệt đấu giá quyền sử dụng đất, tăng thu ngân sách, phát triển kinh tế xã hội. 

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn cho biết: "So với tình hình chung cả nước thì một số chỉ tiêu tuy không đạt so với kế hoạch, có chỉ tiêu thấp hơn cùng kỳ, nhưng đến thời điểm này tạm yên tâm. Trong bối cảnh khó khăn chúng ta thực hiện như vậy là đáng mừng. Quan trọng nhất bây giờ là tập trung vào thu quyền sử dụng đất, tôi đề nghị chỉ đạo tiếp các quy hoạch của Trung tâm quỹ đất đã đề nghị thẩm định phải triển khai nhanh; thứ 2 là những đơn vị đã có quyết định phê duyệt giá rồi thì phát lệnh thu tiền, phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường rà lại những đơn vị này".

Bên cạnh đó, những tháng còn lại của năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn đề nghị, các cấp, ngành, các địa phương phải vững tâm, thể hiện quyết tâm cao hơn nữa, thống nhất quan điểm chỉ đạo, chủ động các phương án, kế hoạch, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra; tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Tập trung giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc đối với quy hoạch phân khu, các quy hoạch chi tiết trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; đồng thời chuẩn bị các điều kiện để tiếp tục thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kho bạc Nhà nước tiến tới số hóa công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước
Kho bạc Nhà nước tiến tới số hóa công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước

VOV.VN - Thực hiện số hóa và chuyển đổi công tác kiểm soát chi từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” dựa trên quản trị rủi ro - là nội dung được các chuyên gia tài chính ngân sách tập trung thảo luận tại Hội thảo “Kiểm soát chi tiêu dựa trên rủi ro và xây dựng khung kiểm soát chi tiêu hiện đại theo Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030” tổ chức sáng nay 20/10.

Kho bạc Nhà nước tiến tới số hóa công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước

Kho bạc Nhà nước tiến tới số hóa công tác kiểm soát chi ngân sách Nhà nước

VOV.VN - Thực hiện số hóa và chuyển đổi công tác kiểm soát chi từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” dựa trên quản trị rủi ro - là nội dung được các chuyên gia tài chính ngân sách tập trung thảo luận tại Hội thảo “Kiểm soát chi tiêu dựa trên rủi ro và xây dựng khung kiểm soát chi tiêu hiện đại theo Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2030” tổ chức sáng nay 20/10.

Giá hoa 20/10 giảm nhẹ, người bán không kịp ngơi tay
Giá hoa 20/10 giảm nhẹ, người bán không kịp ngơi tay

VOV.VN - Cận kề ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, thị trường hoa tươi tại Hà Nội tấp nập mua - bán, giá hoa không tăng cao như mọi năm, khiến khách hàng thoải mái lựa chọn.

Giá hoa 20/10 giảm nhẹ, người bán không kịp ngơi tay

Giá hoa 20/10 giảm nhẹ, người bán không kịp ngơi tay

VOV.VN - Cận kề ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, thị trường hoa tươi tại Hà Nội tấp nập mua - bán, giá hoa không tăng cao như mọi năm, khiến khách hàng thoải mái lựa chọn.

Xanh hoá trong doanh nghiệp - chiến lược kinh doanh bền vững
Xanh hoá trong doanh nghiệp - chiến lược kinh doanh bền vững

VOV.VN - Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp để tiếp tục phát triển, việc chú trọng phát triển xanh, bền vững đang là điều kiện cần là hướng để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường xuất khẩu lớn, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận.

Xanh hoá trong doanh nghiệp - chiến lược kinh doanh bền vững

Xanh hoá trong doanh nghiệp - chiến lược kinh doanh bền vững

VOV.VN - Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp để tiếp tục phát triển, việc chú trọng phát triển xanh, bền vững đang là điều kiện cần là hướng để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của các thị trường xuất khẩu lớn, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận.

Cổ phần hóa doanh nghiệp chậm: Thực thi chính sách, pháp luật chưa tốt
Cổ phần hóa doanh nghiệp chậm: Thực thi chính sách, pháp luật chưa tốt

VOV.VN - Quá trình cổ phần hóa chậm, còn sai sót có liên quan đến vấn đề pháp luật và thực thi pháp luật, trong đó còn nhiều lúng túng trước các vấn đề pháp lý về đất đai, quyền sở hữu tài sản vô hình, các báo cáo tài chính…

Cổ phần hóa doanh nghiệp chậm: Thực thi chính sách, pháp luật chưa tốt

Cổ phần hóa doanh nghiệp chậm: Thực thi chính sách, pháp luật chưa tốt

VOV.VN - Quá trình cổ phần hóa chậm, còn sai sót có liên quan đến vấn đề pháp luật và thực thi pháp luật, trong đó còn nhiều lúng túng trước các vấn đề pháp lý về đất đai, quyền sở hữu tài sản vô hình, các báo cáo tài chính…