Tháo gỡ khó khăn những dự án sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới

VOV.VN - Chiều 29/6 tại Cần Thơ, Tổ công tác đôn đốc, rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy thực hiện dự án sử dụng vốn vay Ngân hàng thế giới (WB) tổ chức cuộc họp lần thứ 2. Cuộc họp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì với sự tham dự của một số bộ, ngành và các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL, TP.HCM, đại diện WB.

Báo cáo về tình hình, tiến độ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và thúc đẩy dự án sử dụng vốn vay WB và phương hướng giải quyết, Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ KH&ĐT thông tin, hiện tình hình dự án đang triển khai với 10 hiệp định với tổng vốn vay cam kết 2 tỷ USD, vốn vay đã giải ngân 1,2 tỷ USD, phần chưa giải ngân 1 tỷ USD.

Đối với những dự án có hiệp định vay kết thúc vào cuối tháng 6/2024 cần tập trung hoàn thành các hạng mục còn lại và hoàn tất công tác thanh, quyết toán trong thời gian tới.

Theo Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ KH&ĐT các dự án có hiệp định vay kết thúc vào cuối tháng 6/2024 là dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững vùng ĐBSCL; Các dự án mở rộng nâng cấp đô thị ĐBSCL các tỉnh Long An, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, An Giang gặp khó khăn về kế hoạch vốn;

Dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị không kịp hoàn thành hạng mục đầu tư sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng thế giới không đồng ý gia hạn. Ngoài ra, dự án vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2 cần Ngân hàng thế giới ủng hộ tiến hành thủ tục kéo dài thời hạn Hiệp định vay sau thời hạn 30/6/2024.

Tại cuộc họp các địa phương có dự án vay Ngân hàng thế giới kết thúc vào cuối tháng 6/2024 đã nêu những ý kiến về khó khăn, vướng mắc đang gặp phải và đề xuất giải pháp, kiến nghị đối với các bộ, cơ quan trung ương và Ngân hàng thế giới.

Kết luận cuộc họp, ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, cuộc họp lần này đã cho thấy các dự án sử dụng vốn vay của Ngân hàng thế giới gặp nhiều vướng mắc, trong đó có những vướng mắc có thể giải quyết được nhưng cũng có vướng mắc không thể giải quyết được và Bộ KH&ĐT vẫn chưa nghĩ được cách để giúp các địa phương thoát khỏi bối cảnh này.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng, nhóm hết hạn vay của Ngân hàng thế giới nhưng mà không ra hạn được thì tối đa đến 31/12/2024 thì chỉ giải ngân những khối lượng công việc đã làm mà không được gia hạn thêm thời gian, đây là quy định và chúng ta bắt buộc phải tuân thủ.

"Đây là một bài học kinh nghiệm rất là đắt để chúng ta rút cho những dự án sau này, để chúng ta làm kế hoạch phải chuẩn, các bước thực hiện dự án phải tốt chứ không cứ kéo dài lê thê xong rồi đến mức không kéo được thì chúng ta vô hình chung đây dự án vào bế tắc, ngõ cụt, đấy là cái mà chúng ta hình dung ra như vậy", Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các tuyến cao tốc vùng ĐBSCL đang thiếu 26 triệu m3 cát đắp nền đường
Các tuyến cao tốc vùng ĐBSCL đang thiếu 26 triệu m3 cát đắp nền đường

VOV.VN - Theo tính toán của Bộ GTVT, đến cuối tháng 5/2024, khối lượng vật liệu cát đắp phục vụ thi công các tuyến đường bộ cao tốc khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ vẫn còn 26 triệu m3 chưa xác định được nguồn cung.

Các tuyến cao tốc vùng ĐBSCL đang thiếu 26 triệu m3 cát đắp nền đường

Các tuyến cao tốc vùng ĐBSCL đang thiếu 26 triệu m3 cát đắp nền đường

VOV.VN - Theo tính toán của Bộ GTVT, đến cuối tháng 5/2024, khối lượng vật liệu cát đắp phục vụ thi công các tuyến đường bộ cao tốc khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ vẫn còn 26 triệu m3 chưa xác định được nguồn cung.

Sẽ có phương án khắc phục thiếu cát san lấp cho công trình cao tốc ở ĐBSCL
Sẽ có phương án khắc phục thiếu cát san lấp cho công trình cao tốc ở ĐBSCL

VOV.VN - Hiện nay các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc đang chậm tiến độ. Nguyên nhân chính là do thiếu vật liệu cát phục vụ san lấp. Nhiều ý kiến cho rằng việc lấy cát biển để thay thế cát sông sẽ gây ô nhiễm môi trường. Thực tế trong khu vực ĐBSCL hiện nay như thế nào?

Sẽ có phương án khắc phục thiếu cát san lấp cho công trình cao tốc ở ĐBSCL

Sẽ có phương án khắc phục thiếu cát san lấp cho công trình cao tốc ở ĐBSCL

VOV.VN - Hiện nay các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, đặc biệt là các tuyến đường cao tốc đang chậm tiến độ. Nguyên nhân chính là do thiếu vật liệu cát phục vụ san lấp. Nhiều ý kiến cho rằng việc lấy cát biển để thay thế cát sông sẽ gây ô nhiễm môi trường. Thực tế trong khu vực ĐBSCL hiện nay như thế nào?

Đại biểu Quốc hội lo mất ĐBSCL do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Đại biểu Quốc hội lo mất ĐBSCL do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

VOV.VN - Đại biểu Trần Văn Sáu cho biết, 1,7 triệu bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long đã phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn, quê hương vì hạn hán, xâm mặn, sạt lở, sụt lún…Trước các yếu tố do biến đổi khí hậu, nếu không hành động kịp thời thì chỉ trong vài chục năm nữa sẽ không còn ĐBSCL.

Đại biểu Quốc hội lo mất ĐBSCL do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Đại biểu Quốc hội lo mất ĐBSCL do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

VOV.VN - Đại biểu Trần Văn Sáu cho biết, 1,7 triệu bà con vùng đồng bằng sông Cửu Long đã phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn, quê hương vì hạn hán, xâm mặn, sạt lở, sụt lún…Trước các yếu tố do biến đổi khí hậu, nếu không hành động kịp thời thì chỉ trong vài chục năm nữa sẽ không còn ĐBSCL.