Đường nhập lậu ép giá đường trong nước

Giá bán lẻ đường trong nước phổ biến ở mức 18.000 - 21.000 đồng/kg, trong khi giá đường nhập lậu rẻ chỉ bằng 1 nửa.

Theo thống kê của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), tại các nhà máy đường trên cả nước, tồn kho đường đến cuối năm 2013 là 167.000 tấn. Giá bán buôn đường tháng 12/2013 giảm nhẹ 100 - 500 đồng/kg so với tháng trước đó.

Cục Quản lý giá cũng cho biết, dự báo giá đường trong nước thời gian tới có xu hướng ổn định bởi tổng cung đường năm 2014 dự kiến khoảng 1,877 triệu tấn, tổng cầu khoảng 1,4 triệu tấn. Nguồn dư cung so với cầu khoảng 477.000 tấn.

Giá đường kính trắng RS phổ biến ở mức 13.500 - 14.900 đồng/kg, đường tinh luyện RE ở mức 14.000 - 15.600 đồng/kg. Giá bán lẻ đường trên thị trường ổn định, phổ biến ở mức 18.000 - 21.000 đồng/kg.

Nguyên nhân khiến giá đường trong nước sụt giảm là do giá đường thế giới tiếp tục hạ. Đồng thời đường nhập lậu qua các tỉnh biên giới Tây Nam vẫn tiếp tục tràn vào đã làm giảm giá đường trong nước.

Tại biên giới Tây Nam, giá đường nhập lậu vào đầu tháng 1 này chỉ 12.700 đồng/kg, còn tại TP HCM là 13.000 đồng/kg, tại Lao Bảo 13.500 đồng/kg, tại Đông Hà (Quảng Trị) 13.800 đồng/kg.

Ông Vũ Vinh Phú, chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, cần xem lại giá đường trong nước vì trong thời buổi hội nhập, nếu vẫn theo cách sản xuất cũ thì nhiều mặt hàng, trong đó có đường sẽ không thể chống đỡ với các sản phẩm thuộc khối ASEAN. Chưa kể từ năm 2015, thuế suất nhiều mặt trong khối ASEAN sẽ bằng 0%.

"Thực tế, giá đường của Lào chỉ 10.000 đồng/kg trong khi đường bán trên thị trường nội địa có giá gần gấp đôi. Điều này cho thấy Việt Nam phải nghiên cứu lại chính sách bảo hộ sản xuất đường trong nước xem ai là người được hưởng lợi. Còn điều rất rõ ràng là lâu nay chỉ người tiêu dùng trong nước bị thiệt”, ông Phú đặt vấn đề.

Tổ chức Đường thế giới dự báo sản lượng đường niên vụ 2013-2014 (bắt đầu từ tháng 10/2013 đến 10/2014) sẽ vượt nhu cầu sử dụng 4,73 triệu tấn, tăng 5,1% so với mức dự báo ban đầu. Dự báo giá đường giao kỳ hạn thế giới tiếp tục có xu hướng giảm nhẹ trong đầu năm 2014./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Doanh nghiệp mía đường cần nhìn lại chính mình
Doanh nghiệp mía đường cần nhìn lại chính mình

VOV.VN -Câu chuyện nhập đường để chế biến đường của HAGL cũng là lời cảnh tỉnh đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Doanh nghiệp mía đường cần nhìn lại chính mình

Doanh nghiệp mía đường cần nhìn lại chính mình

VOV.VN -Câu chuyện nhập đường để chế biến đường của HAGL cũng là lời cảnh tỉnh đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Doanh nghiệp mía đường khó thật hay khó giả?
Doanh nghiệp mía đường khó thật hay khó giả?

Bất ổn trong tiêu thụ đường chỉ là một trong những dẫn chứng cụ thể cho việc thiếu cân đối cung –cầu, sản xuất không bền vững và chưa có chiến lược phù hợp.

Doanh nghiệp mía đường khó thật hay khó giả?

Doanh nghiệp mía đường khó thật hay khó giả?

Bất ổn trong tiêu thụ đường chỉ là một trong những dẫn chứng cụ thể cho việc thiếu cân đối cung –cầu, sản xuất không bền vững và chưa có chiến lược phù hợp.

So giá thế giới với Việt Nam là oan cho ngành mía đường
So giá thế giới với Việt Nam là oan cho ngành mía đường

(VOV)-Ông Đỗ Thành Liêm, Tổng Giám đốc Công ty CP Đường Khánh Hòa: Giá đường nội địa cao là do chi phí đầu vào cao.

So giá thế giới với Việt Nam là oan cho ngành mía đường

So giá thế giới với Việt Nam là oan cho ngành mía đường

(VOV)-Ông Đỗ Thành Liêm, Tổng Giám đốc Công ty CP Đường Khánh Hòa: Giá đường nội địa cao là do chi phí đầu vào cao.

Vụ mía đường 2013-2014: Khó khăn chồng chất!
Vụ mía đường 2013-2014: Khó khăn chồng chất!

VOV.VN-Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.

Vụ mía đường 2013-2014: Khó khăn chồng chất!

Vụ mía đường 2013-2014: Khó khăn chồng chất!

VOV.VN-Giá đường xuống thấp, lượng hàng tồn kho cao, nông dân giảm diện tích trồng mía... đang tăng áp lực tới cả nhà máy đường và nông dân.