Giá dầu thế giới đảo chiều giảm sâu

VOV.VN - Giá dầu thô toàn cầu giảm mạnh trong phiên giao dịch gần nhất sau khi UAE lên tiếng ủng hộ việc bơm thêm dầu vào thị trường.

Trong phiên giao dịch 9/3, giá dầu Brent giảm 16,84 USD, tương đương 13,2%, xuống mức 111,14 USD/thùng. Đây là mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ ngày 21/4/2020.

Cùng lúc, dầu thô WTI cũng giảm hơn 12%, tương đương 15 USD, xuống còn 108,7 USD/thùng, ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ ngày 26/11/2021. Hồi đầu tuần, WTI đạt mức 130 USD/thùng, mức cao nhất 13 năm, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang.

 

Trên Twitter của Đại sứ quán Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) tại Washington, Đại sứ Yousef Al Otaiba thông báo: "Chúng tôi ủng hộ việc tăng sản lượng và sẽ khuyến khích OPEC xem xét mức sản xuất cao hơn". UAE và nước láng giềng Saudi Arabia là một trong số ít thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có năng lực dự phòng, giúp giảm bớt căng thẳng nguồn cung trên thị trường dầu thế giới hiện nay.

Sản lượng bổ sung từ OPEC được kỳ vọng có thể bù đắp phần nào thiếu hụt do gián đoạn hoạt động bán dầu của Nga. Nga - nước xuất khẩu dầu thô và nhiên liệu hàng đầu thế giới, vận chuyển khoảng 7 triệu thùng/ngày, tương đương 7% nguồn cung toàn cầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá xăng dầu tăng cao: Để xe đắp chiếu thì nợ, cho xe chạy thì lỗ
Giá xăng dầu tăng cao: Để xe đắp chiếu thì nợ, cho xe chạy thì lỗ

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp vận tải không còn cách nào khác đành phải tăng cước vận chuyển theo hướng tăng của giá xăng dầu, nếu không sẽ khó có nguồn thu để bù đắp chi phí cho doanh nghiệp hoạt động.

Giá xăng dầu tăng cao: Để xe đắp chiếu thì nợ, cho xe chạy thì lỗ

Giá xăng dầu tăng cao: Để xe đắp chiếu thì nợ, cho xe chạy thì lỗ

VOV.VN - Nhiều doanh nghiệp vận tải không còn cách nào khác đành phải tăng cước vận chuyển theo hướng tăng của giá xăng dầu, nếu không sẽ khó có nguồn thu để bù đắp chi phí cho doanh nghiệp hoạt động.

Nỗ lực cô lập Nga, Mỹ “kết thân” với các nước vùng Vịnh để ngăn giá dầu tăng
Nỗ lực cô lập Nga, Mỹ “kết thân” với các nước vùng Vịnh để ngăn giá dầu tăng

VOV.VN - Sau khi cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga, Mỹ đã tăng cường tiếp cận với Saudi Arabia và UAE, cũng như lần đầu tiên nối lại kênh ngoại giao với Venezuela để đối phó với việc giá dầu tăng cao.

Nỗ lực cô lập Nga, Mỹ “kết thân” với các nước vùng Vịnh để ngăn giá dầu tăng

Nỗ lực cô lập Nga, Mỹ “kết thân” với các nước vùng Vịnh để ngăn giá dầu tăng

VOV.VN - Sau khi cấm nhập khẩu năng lượng từ Nga, Mỹ đã tăng cường tiếp cận với Saudi Arabia và UAE, cũng như lần đầu tiên nối lại kênh ngoại giao với Venezuela để đối phó với việc giá dầu tăng cao.

Giá dầu tăng cao tác động mạnh đến triển vọng kinh tế ở châu Á
Giá dầu tăng cao tác động mạnh đến triển vọng kinh tế ở châu Á

VOV.VN - Giá dầu tăng trên mức 125 USD/thùng đã thúc đẩy lạm phát ở khu vực châu Á, khiến các ngân hàng trung ương đắn đo trong việc đưa ra chính sách phản ứng.

Giá dầu tăng cao tác động mạnh đến triển vọng kinh tế ở châu Á

Giá dầu tăng cao tác động mạnh đến triển vọng kinh tế ở châu Á

VOV.VN - Giá dầu tăng trên mức 125 USD/thùng đã thúc đẩy lạm phát ở khu vực châu Á, khiến các ngân hàng trung ương đắn đo trong việc đưa ra chính sách phản ứng.

Giá dầu trở lại mốc 130 USD/thùng sau lệnh cấm "chưa từng có" của Mỹ
Giá dầu trở lại mốc 130 USD/thùng sau lệnh cấm "chưa từng có" của Mỹ

Giá dầu đã trở lại mức cao nhất trong phiên đêm qua sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga.

Giá dầu trở lại mốc 130 USD/thùng sau lệnh cấm "chưa từng có" của Mỹ

Giá dầu trở lại mốc 130 USD/thùng sau lệnh cấm "chưa từng có" của Mỹ

Giá dầu đã trở lại mức cao nhất trong phiên đêm qua sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố cấm nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga.