Giá gas phải liên thông với giá thế giới

VOV.VN - Gas là mặt hàng theo lộ trình thị trường cạnh tranh hóa trong cơ chế hội nhập nên phải có sự bình đẳng và liên thông.

Tại cuộc họp báo thường kì của Bộ Công Thương chiều 4/11, trước thông tin cho rằng giá gas (LPG) từ đầu năm đến nay đã liên tục tăng mà chỉ có một lần giảm giá, trong khi một số lượng lớn gas cung cấp cho thị trường hiện nay trong nước đã sản xuất được, ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã giải thích về vấn đề này.

Theo ông Quyền, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ từ 1,2 – 1,4 triệu tấn gas, mức tiêu thụ tăng hàng năm của thị trường gas của Việt Nam là trên dưới 12%, trong đó lượng gas sản xuất trong nước chỉ đạt khoảng 50% còn lại là phải nhập khẩu.

“Hiện nay trên toàn quốc đã có trên dưới 100 doanh nghiệp đầu mối sản xuất, kinh doanh và phân phối mặt hàng gas. Do tính cạnh tranh và theo Luật giá cũng như quy định của Nghị định 107 thì đây là mặt hàng bình ổn, nên Nhà nước chỉ can thiệp và bình ổn theo cơ chế kiểm kê, kê khai và đăng kí giá vào thời điểm bình ổn”, ông Quyền cho biết.

Hơn nữa, theo ông Quyền, gas là một trong những mặt hàng đang vận động theo lộ trình thị trường hóa trên cơ sở cạnh tranh hóa theo cơ chế hội nhập khi Việt Nam tham gia WTO, vì vậy giá gas trong nước phải bình đẳng và có sự liên thông với giá thế giới: Khi giá gas thế giới tăng thì giá trong nước cũng tăng.

Ông Quyền dẫn chứng, trên thực tế, trong năm 2012, bình quân giá gas thế giới trên 900 USD/tấn trong đó có những thời điểm tăng cao 1.200 – 1.300 USD/tấn đã kéo theo giá bán gas trong nước bình quân năm 2012 ở mức cao 430.000 – 450.000 đồng/bình 12 kg. Tuy nhiên hiện nay, giá gas thế giới bình quân chỉ dưới 900 USD/tấn đã làm giá bán gas trong nước chỉ từ 360.000 - 400.000 đồng/bình 12kg, tính theo cùng kì năm trước, giá gas đã giảm từ 10 - 15%.

“Về cơ bản, mặt hàng gas đã hình thành được thị trường và đang vận hành theo hướng cạnh tranh có khả năng điều tiết. Vấn đề cần quan tâm hiện nay chính là tiếp tục tổ chức tốt, xử lý được các hiện tượng tiêu cực như gian lận thương mại, vi phạm nhãn hiệu hàng hóa, đảm bảo cung cấp và sử dụng gass an toàn…, câu chuyện về giá gas hoàn toàn không phải là vấn đề đáng ngại”, ông Quyền nhấn mạnh.

Tính từ đầu năm đến nay, giá bán lẻ mặt hàng này đã tăng 5 lần: Tháng 6 tăng 10.000 đồng/bình 12kg so với giá tháng 5; tháng 7 tăng 13.000 đồng/bình so với tháng 6; tháng 8 tăng 8.000 đồng/bình so với tháng 7; tháng 9 tăng 12.000 đồng/bình so với tháng 8.

Sau khi giảm nhẹ khoảng 8.000 đồng/bình 12kg vào tháng 10, từ ngày 1/11 vừa qua, giá gas trong nước đã được các nhà phân phối điều chỉnh tăng thêm 18.000 đồng/bình 12 kg, mức tăng được xem như là cao nhất kể từ đầu năm đến nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hỗn loạn thị trường gas: Người dùng chịu thiệt
Hỗn loạn thị trường gas: Người dùng chịu thiệt

VOV.VN - Kinh doanh gas kém chất lượng, thiếu an toàn ảnh hưởng trực tiếp đến nhà phân phối cũng như người tiêu dùng.

Hỗn loạn thị trường gas: Người dùng chịu thiệt

Hỗn loạn thị trường gas: Người dùng chịu thiệt

VOV.VN - Kinh doanh gas kém chất lượng, thiếu an toàn ảnh hưởng trực tiếp đến nhà phân phối cũng như người tiêu dùng.

Giá gas tăng 18.000 đồng/bình 12kg từ 1/11
Giá gas tăng 18.000 đồng/bình 12kg từ 1/11

VOV.VN-Giá bán lẻ tối đa tại khu vực TPHCM được niêm yết là 408.000 đồng/bình 12kg.

Giá gas tăng 18.000 đồng/bình 12kg từ 1/11

Giá gas tăng 18.000 đồng/bình 12kg từ 1/11

VOV.VN-Giá bán lẻ tối đa tại khu vực TPHCM được niêm yết là 408.000 đồng/bình 12kg.

"Làm gas giả, lợi nhuận chỉ sau buôn bán ma túy"
"Làm gas giả, lợi nhuận chỉ sau buôn bán ma túy"

VOV.VN-Ông Nguyễn Trung Thành, Trưởng Ban Pháp chế, Hiệp hội Gas Việt Nam cho biết thông tin này.

"Làm gas giả, lợi nhuận chỉ sau buôn bán ma túy"

"Làm gas giả, lợi nhuận chỉ sau buôn bán ma túy"

VOV.VN-Ông Nguyễn Trung Thành, Trưởng Ban Pháp chế, Hiệp hội Gas Việt Nam cho biết thông tin này.