Lai Châu phấn đấu thành thủ phủ mắc ca của cả nước

VOV.VN - Lai Châu đang thực hiện 15 dự án, trong đó có 13 dự án trồng mắc ca đến nay đạt gần 10.000ha, bao gồm cả tiểu điền và đại điền cùng 2 dự án nhà máy chế biến mắc ca.

Thực hiện Đề án phát triển bền vững mắc ca giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định 344 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Lai Châu phấn đấu trồng 100.000 ha cây mắc ca vào năm 2030 và đưa địa phương trở thành “thủ phủ” mắc ca của cả nước.

Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu cho biết, địa phương đang thực hiện 15 dự án, trong đó có 13 dự án trồng mắc ca và 2 dự án nhà máy chế biến mắc ca. Đến nay, Lai Châu đã trồng được gần 10.000ha, bao gồm cả tiểu điền và đại điền. 

Để hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 trồng được 100.000ha cây mắc ca, tỉnh Lai Châu đang tiếp tục kêu gọi đầu tư và khẳng định tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư có đủ năng lực đầu tư vào địa bàn. Trong đó, địa phương giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở NN&PTNT phối hợp tổ chức các đoàn công tác, xem xét thực tế, làm việc với các huyện để nhanh chóng hỗ trợ các nhà đầu tư.

Chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội mắc ca Việt Nam cho biết, Lai Châu có đất đai rất rộng, đặc biệt là khí hậu rất phù hợp cho các loại cây trồng ôn đới và nhiệt đới. Mắc ca là cây trồng nhiệt đới và rất phù hợp trồng tại Lai Châu, bởi trong 1 năm địa phương có ít nhất là  5 tuần lạnh dưới 17 độ. Đặc biệt, ở địa phương lại không có mưa Xuân, nên khi cây ra hoa không bị ảnh hưởng xấu đến quá trình thụ phấn, đậu quả; vì vậy trồng mắc ca tại Lai Châu là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư.

“Mỗi gia đình bỏ ra một vài sào, thậm chí 1ha để trồng mắc ca, chỉ cần từng đó cũng đủ để cho Lai Châu vươn lên giàu có chứ không phải chỉ xóa đói giảm nghèo. Hiệu quả của mắc ca là rất cao và giá trị của mắc ca là rất lớn, trong khi đất đai ở địa phương lại sẵn sàng, khí hậu lại thuận lợi. Hiệp hội mắc ca sẵn sàng giúp đỡ bà con về kỹ thuật chăm sóc để mắc ca phát triển thuận lợi. Hiệp hội cũng đã làm việc với tỉnh và tỉnh hết sức ủng hộ chuyện này; các đơn vị trực thuộc Hiệp hội cũng đã làm trước và bắt đầu có kết quả để bà con làm theo”, ông Hùng khẳng định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiềm năng phát triển cây mắc ca ở Lạng Sơn
Tiềm năng phát triển cây mắc ca ở Lạng Sơn

VOV.VN - Tiềm năng phát triển cây mắc ca tại Lạng Sơn được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi địa phương có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu tương đối thích hợp với loài cây này.

Tiềm năng phát triển cây mắc ca ở Lạng Sơn

Tiềm năng phát triển cây mắc ca ở Lạng Sơn

VOV.VN - Tiềm năng phát triển cây mắc ca tại Lạng Sơn được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi địa phương có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu tương đối thích hợp với loài cây này.

Sơn La phấn đấu đến năm 2025 phát triển 10.000ha cây mắc ca
Sơn La phấn đấu đến năm 2025 phát triển 10.000ha cây mắc ca

VOV.VN - Dự kiến đến năm 2025, tỉnh có một nhà máy chế biến hạt mắc ca với quy mô, công suất đáp ứng nhu cầu chế biến mắc ca của tỉnh...

Sơn La phấn đấu đến năm 2025 phát triển 10.000ha cây mắc ca

Sơn La phấn đấu đến năm 2025 phát triển 10.000ha cây mắc ca

VOV.VN - Dự kiến đến năm 2025, tỉnh có một nhà máy chế biến hạt mắc ca với quy mô, công suất đáp ứng nhu cầu chế biến mắc ca của tỉnh...

Nông dân Điện Biên kỳ vọng "đổi đời" nhờ cây mắc ca
Nông dân Điện Biên kỳ vọng "đổi đời" nhờ cây mắc ca

VOV.VN - Mắc ca là loại cây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Điện Biên, tỉnh cần quan tâm đến vấn đề cây giống, chú trọng khâu chế biến và thị trường tiêu thụ.

Nông dân Điện Biên kỳ vọng "đổi đời" nhờ cây mắc ca

Nông dân Điện Biên kỳ vọng "đổi đời" nhờ cây mắc ca

VOV.VN - Mắc ca là loại cây phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Điện Biên, tỉnh cần quan tâm đến vấn đề cây giống, chú trọng khâu chế biến và thị trường tiêu thụ.