Nan giải kiểm soát đường nhập lậu

(VOV) - Việc tìm ra giải pháp hiệu quả để đối phó với các đối tượng buôn lậu đường vẫn còn là bài toán khó.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (Vinasugar), tính đến hết tháng 6/2013, lượng đường tồn kho tại các doanh nghiệp là 500.000 tấn. Trong khi đó, lượng đường lậu tràn vào Việt Nam từ 400.000 – 500.000 tấn.

Tình trạng buôn lậu đường diễn ra chủ yếu tại biên giới Tây Nam, miền Trung, Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), Cầu Treo (Hà Tĩnh)... Từ năm 2010 đến nay, các lực lượng chức năng đã thu giữ 1.300 tấn đường. Riêng trong 6 tháng đầu năm nay, tại An Giang bắt giữ hơn 360.000 tấn.

Tình trạng buôn lậu đường diễn ra công khai. (Ảnh: petrotimes.vn)

Thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu đường thường là vận chuyển qua thuyền nhỏ, đặc biệt là vào mùa nước nổi. Tình trạng buôn lậu đường gia tăng đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất đường, dẫn đến sản lượng đường tiêu thụ bị sụt giảm.

Ông Đỗ Thành Liêm, Phó Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam chia sẻ: Các cơ quan chức năng tại các tỉnh sát biên giới cần sớm vào cuộc để xác minh, cấp giấy phép cho các cơ sở sản xuất kinh doanh mặt hàng đường có đúng chức năng hay không, có bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp trong nước và bảo đảm lợi ích cho người nông dân trồng mía hay chưa. Qua đó, sẽ giảm thiểu được sự lộng hành của hành vi buôn lậu đường. Hiện nay, những người buôn lậu đường rất xem thường pháp luật và lộng hành.

Còn theo ông Nguyễn Đỗ Kim, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, hiện có khoảng 100 doanh nghiệp tham gia tạm nhập tái xuất đường, chủ yếu xuất đi thị trường Trung Quốc. Lợi dụng sơ hở chính sách nhiều doanh nghiệp đã xuất qua đường mòn, lối mở rồi mang hàng quay lại bán nội địa. Có doanh nghiệp tự ý phá niêm phong đem hàng đi tiêu thụ, gây khó khăn cho lực lượng chức năng.  

Cùng với đó là tình trạng nhập lậu đường Thái Lan qua biên giới, các đối tượng buôn lậu sử dụng phương thức dùng bao trắng, gắn tem phụ của cơ sở sản xuất, hợp thức hóa để tiêu thụ.

“Hiện nay, yếu tố pháp lý để giải quyết hành vi buôn lậu đường không đủ mạnh để các lực lượng chức năng có cơ sở xử lý triệt để. Do vậy, khi bắt được hàng lậu, lực lượng chống buôn lậu phải thực hiện nhiều biện pháp như giám định hóa lý, thành phần, cảm quan… để điều tra tận gốc nguồn gốc lô hàng. Tuy nhiên, những vụ bắt đường lậu chỉ có thể tịch thu mà chưa đủ yếu tố khởi tố hình sự”, ông Nguyễn Đỗ Kim cho hay.

Về phương diện quản lý thị trường, ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho rằng, tình trạng đường nhập lậu ngày càng diễn biến phức tạp. Nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp mía đường Việt Nam trong bối cảnh sản lượng đường tồn kho trong nước tăng cao và ngăn chặn tình trạng buôn lậu đường gia tăng, thì việc chống buôn lậu, gian lận thương mại không chỉ là trách nhiệm của các lực lượng chức năng mà cần sự chung tay của toàn xã hội.

Để chống buôn lậu hiệu quả, cần có giải pháp đồng bộ, quyết liệt; các lực lượng chức năng cần phối hợp trao đổi thông tin chặt chẽ hơn, xây dựng cơ chế chính sách trong vấn đề xử lý vi phạm, có hình thức xử lý răn đe kịp thời.

“Song song với việc phát triển sản xuất, tạo việc làm cho người dân, vấn đề kiểm tra kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm như thế nào, phương thức thủ đoạn các đối tượng làm ăn phi pháp của các đối tượng rất tinh vi, liên tục thay đổi, trong khi các lực lượng của chúng ta có hạn. Chính vì vậy, chúng ta phải làm tốt công tác điều tra, trinh sát, dự báo được tình hình, đặc biệt làm rõ được phương thức thủ đoạn, nhất là các phương thức thủ đoạn mới mà các đối tượng làm ăn phi pháp sử dụng. Trên cơ sở ấy tổng kết thành các quy luật để từ đó có chính sách kiểm tra, xử lý phù hợp”, ông Đỗ Thanh Lam nói.

Thiết nghĩ, để đẩy lùi nạn buôn lậu đường, giải pháp cơ bản, lâu dài là cần phải đẩy mạnh phát triển sản xuất trong nước để giá đường thành phẩm thấp hơn giá đường nhập lậu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất cũng cần nghiên cứu, cải tiến quy trình sản xuất. Đặc biệt, các doanh nghiệp và Hiệp hội Mía đường Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ, vào cuộc quyết liệt cùng với lực lượng chức năng trong cuộc chiến chống đường nhập lậu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Buôn lậu đường biên: Vẫn chưa “hạ nhiệt”
Buôn lậu đường biên: Vẫn chưa “hạ nhiệt”

Vào các dịp giáp Tết, lực lượng Hải quan phối hợp với các lực lượng liên ngành tăng cường đồng bộ nhiều biện pháp chốt chặn, kiểm soát buôn lậu. Tuy nhiên, nạn buôn lậu ở Lạng Sơn vẫn “nóng”, chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”

Buôn lậu đường biên: Vẫn chưa “hạ nhiệt”

Buôn lậu đường biên: Vẫn chưa “hạ nhiệt”

Vào các dịp giáp Tết, lực lượng Hải quan phối hợp với các lực lượng liên ngành tăng cường đồng bộ nhiều biện pháp chốt chặn, kiểm soát buôn lậu. Tuy nhiên, nạn buôn lậu ở Lạng Sơn vẫn “nóng”, chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”

So giá thế giới với Việt Nam là oan cho ngành mía đường
So giá thế giới với Việt Nam là oan cho ngành mía đường

(VOV)-Ông Đỗ Thành Liêm, Tổng Giám đốc Công ty CP Đường Khánh Hòa: Giá đường nội địa cao là do chi phí đầu vào cao.

So giá thế giới với Việt Nam là oan cho ngành mía đường

So giá thế giới với Việt Nam là oan cho ngành mía đường

(VOV)-Ông Đỗ Thành Liêm, Tổng Giám đốc Công ty CP Đường Khánh Hòa: Giá đường nội địa cao là do chi phí đầu vào cao.

Khó ngăn đường nhập lậu vì nhiều kẽ hở luật pháp?
Khó ngăn đường nhập lậu vì nhiều kẽ hở luật pháp?

(VOV)-Thừa nhận đường nhập lậu ngày càng nhiều và tinh vi, cơ quan chức năng cho rằng thiếu căn cứ pháp lý để xử lý vấn nạn này.

Khó ngăn đường nhập lậu vì nhiều kẽ hở luật pháp?

Khó ngăn đường nhập lậu vì nhiều kẽ hở luật pháp?

(VOV)-Thừa nhận đường nhập lậu ngày càng nhiều và tinh vi, cơ quan chức năng cho rằng thiếu căn cứ pháp lý để xử lý vấn nạn này.

Kiểm soát chặt tạm nhập tái xuất và buôn lậu đường
Kiểm soát chặt tạm nhập tái xuất và buôn lậu đường

(VOV) - Các cơ quan liên quan cần đánh giá kỹ hoạt động xuất khẩu cũng như tăng cường chống buôn lậu mặt hàng này.

Kiểm soát chặt tạm nhập tái xuất và buôn lậu đường

Kiểm soát chặt tạm nhập tái xuất và buôn lậu đường

(VOV) - Các cơ quan liên quan cần đánh giá kỹ hoạt động xuất khẩu cũng như tăng cường chống buôn lậu mặt hàng này.