Tăng giá hàng hóa thiết yếu ở TP.HCM: DN "gồng mình" giữ giá bình ổn thị trường

Một số doanh nghiệp và nhà phân phối tham gia chương trình bình ổn giá của TP.HCM vẫn đang nỗ lực kìm giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.

Bắt đầu từ tháng 4, các mặt hàng thiết yếu ở chợ truyền thống tại TP.HCM đã thiết lập mặt bằng giá mới vì ảnh hưởng đầu vào tăng. Trong khi đó, một số doanh nghiệp (DN), nhà phân phối tham gia chương trình bình ổn giá của TP.HCM vẫn đang nỗ lực kìm giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng.

Nhiều loại thực phẩm tăng giá

Tại các cửa hàng và siêu thị ở T.HCM nhiều mặt hàng thiết yếu đã được điều chỉnh tăng giá bán. Cụ thể, từ ngày 1/4, dầu ăn Nakydaco tăng từ 42.120 đồng/lít lên 48.600 đồng/lít, dầu ăn Happi Koki điều chỉnh từ 47.304 đồng/lít lên 54.864 đồng/lít... Tương tự, từ ngày 2/4, các loại thịt gia cầm được điều chỉnh tăng từ 7 - 14% so với mức giá năm 2021. Cụ thể, sau khi tăng, thịt gà ta ở mức 90.000 đồng/kg, thịt gà tam hoàng ở mức 67.000 đồng/kg, gà công nghiệp ở mức 45.000 đồng/kg và thịt vịt ở mức 68.000 đồng/kg. Giá các loại trứng gia cầm cũng được điều chỉnh tăng từ 6 - 7%, lên 29.500 đồng/chục (giá cũ 28.000 đồng) đối với trứng gà và 35.000 đồng/chục (giá cũ 33.000 đồng) đối với trứng vịt...

Chị Lê Thị Hải, ngụ ở thành phố Thủ Đức (TP.HCM) cho biết: "Giá rau, củ quả liên tục được điều chỉnh tăng lên thêm 5.000 - 10.000 đồng/kg. Nhiều loại thực phẩm thiết yếu khác cũng đua nhau tăng giá trong khi thu nhập không tăng, càng khiến chúng tôi phải thắt chặt chi tiêu hơn". 

Ông Nguyễn Trần Phú, Phó Giám đốc Sở Tài chính TP.HCM cho biết, tổng số DN đăng ký tham gia chương trình bình ổn của TP.HCM năm 2022 - 2023 là 34 đơn vị với 10 nhóm hàng. Thống kê cho thấy, từ đầu tháng 4, có 3 nhóm hàng được DN đề nghị tăng giá là dầu ăn (tỉ lệ điều chỉnh 24%), thịt gia cầm (tỉ lệ điều chỉnh 10 - 27%) và trứng gia cầm (tỉ lệ điều chỉnh 5 - 9%); nhóm hàng lương thực chế biến (bún, phở ăn liền) giảm 2% theo chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8%; 6 nhóm hàng còn lại vẫn đang được DN giữ nguyên giá như năm 2021.

"Một số sản phẩm trong chương trình bình ổn giá của thành phố vẫn không tăng giá bán mà đang kìm giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Đối với những mặt hàng đã được điều chỉnh tăng giá nhưng vẫn đảm bảo thấp hơn giá thị trường ít nhất từ 5 - 10%. Việc điều chỉnh giá tăng đợt này là phù hợp, đảm bảo hài hòa quyền lợi DN và người tiêu dùng. Bởi giá các nguyên liệu đầu vào đang tăng khá cao gây khó khăn cho DN nên họ buộc phải tăng giá bán sản phẩm", ông Nguyễn Trần Phú cho biết thêm.

Doanh nghiệp đang kìm giá

Là DN tham gia bình ổn giá của TP.HCM, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cũng đã nhiều lần có văn bản đề nghị điều chỉnh giá bán dầu ăn, do giá dầu ăn nguyên liệu trên thị trường thế giới tăng liên tục trong những tháng đầu năm 2022 đến nay. Tuy nhiên hiện nay, DN dầu ăn vẫn chưa tăng giá để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng. Ngoài mặt hàng dầu ăn, DN vẫn đang cố gắng kìm giá nhiều loại thực phẩm khác dù rất khó khăn. 

Ông Nguyễn Anh Đức, Tổng Giám đốc Saigon Co.op cho biết, trước những biến động của thị trường thế giới, thị trường Việt Nam cũng đang chịu ảnh hưởng sâu rộng. Việc tăng giá sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, Saigon Co.op đã cam kết với các đối tác và bạn hàng là sẽ duy trì lượng hàng ổn định trong khoảng thời gian nhất định sắp tới. "Chúng tôi chưa có biện pháp hay hành động tăng giá ngay lập tức đối với những mặt hàng thiết yếu mà vẫn đang cố gắng giữ ổn định bằng nhiều cách khác nhau để chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng", ông Nguyễn Anh Đức nói.

"Thông thường, giá đầu vào tăng thì siêu thị sẽ tăng giá bán ra. Mỗi hệ thống sẽ tăng khác nhau, tùy mức độ lợi nhuận và chính sách giá. Theo đó, siêu thị sẽ thương lượng với nhà cung cấp để kéo dài thời gian tăng giá hoặc chia nhỏ làm nhiều đợt tăng (tùy ngành hàng, những mặt hàng nhạy cảm thì luôn dưới 5% mỗi lần tăng), chứ không tăng "sốc" tại một thời điểm. Ngoài ra, các hệ thống sẽ kiểm tra giá chéo lẫn nhau để bảo đảm thị trường có giá tương ứng, không chênh lệch nhiều, dễ gây sốc cho khách hàng", ông Lê Hữu Tình, Quản lý cấp cao marketing siêu thị Emart cho biết.

Ở góc độ là DN sản xuất lương thực, thực phẩm chủ lực trong chương trình bình ổn thị trường TP.HCM, hiện nhiều DN cũng đang căng mình để giữ giá thêm 2-3 tháng tới cho người tiêu dùng. Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho biết, công ty đã trữ nguyên liệu đủ để sản xuất 3-5 tháng và đàm phán với các nhà cung cấp nguyên phụ liệu, bao bì giữ giá thêm 2-3 tháng nữa dù họ đã đề nghị áp dụng giá mới tăng khoảng 5-7%.

"Thực phẩm chế biến có thể gồng gánh, giữ giá được nhưng thực phẩm tươi sống phụ thuộc vào giá lợn hơi đầu vào. Cụ thể, giá bán thịt lợn trong chương trình bình ổn đang được áp dụng theo cơ sở tham chiếu ở mức 51.000 đồng/kg, nhưng sau Tết vừa qua, thành phố đã điều chỉnh giá thịt lợn trong chương trình bình ổn lên 58.000 đồng/kg nhưng hiện DN vẫn đang neo ở mức 53.500 đồng/kg. DN đang gồng mình chấp nhận giữ giá để thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường, bởi giai đoạn sau mùa dịch, người dân gặp khó khăn và thắt chặt chi tiêu. Dù DN có áp dụng giảm giá cũng không có người mua, do đó nếu DN tăng giá bán thì không biết bán cho ai", ông Nguyễn Đăng Phú cho biết./.

Theo báo cáo của Sở Công thương TP.HCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 3 tháng đầu năm 2022 ước đạt 266.942,2 tỷ đồng, giảm 4,8% so cùng kỳ. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 161.342,9 tỷ đồng, tăng 4,79% so cùng kỳ và chiếm tỷ trọng 60,44% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM điều chỉnh tăng giá một số hàng hoá thực phẩm thiết yếu
TP.HCM điều chỉnh tăng giá một số hàng hoá thực phẩm thiết yếu

VOV.VN - Sau khi điều chỉnh, giá thịt gà tăng cao nhất lên 90.000 đồng/kg; giá trứng gia cầm tăng lên đến 35.000 đồng/chục.

TP.HCM điều chỉnh tăng giá một số hàng hoá thực phẩm thiết yếu

TP.HCM điều chỉnh tăng giá một số hàng hoá thực phẩm thiết yếu

VOV.VN - Sau khi điều chỉnh, giá thịt gà tăng cao nhất lên 90.000 đồng/kg; giá trứng gia cầm tăng lên đến 35.000 đồng/chục.

Giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, đè nặng lên lạm phát
Giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, đè nặng lên lạm phát

VOV.VN - Giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, tốc độ nhanh nhất trong gần 3 thập kỷ qua, khiến đà phục hồi kinh tế chững lại, gây áp lực lớn lên lạm phát.

Giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, đè nặng lên lạm phát

Giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, đè nặng lên lạm phát

VOV.VN - Giá hàng hóa toàn cầu tăng gần 50%, tốc độ nhanh nhất trong gần 3 thập kỷ qua, khiến đà phục hồi kinh tế chững lại, gây áp lực lớn lên lạm phát.

Giá xăng dầu tăng kỷ lục: Giá hàng hóa đua nhau “té nước" theo… xăng
Giá xăng dầu tăng kỷ lục: Giá hàng hóa đua nhau “té nước" theo… xăng

VOV.VN - Thời gian qua, giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu liên tục tăng theo giá xăng dầu khiến người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, đang có tình trạng "té nước" theo... xăng, tốc độ tăng của giá xăng không nhanh như tốc độ tăng giá của hàng hóa.

Giá xăng dầu tăng kỷ lục: Giá hàng hóa đua nhau “té nước" theo… xăng

Giá xăng dầu tăng kỷ lục: Giá hàng hóa đua nhau “té nước" theo… xăng

VOV.VN - Thời gian qua, giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu liên tục tăng theo giá xăng dầu khiến người tiêu dùng buộc phải thắt chặt chi tiêu. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia kinh tế, đang có tình trạng "té nước" theo... xăng, tốc độ tăng của giá xăng không nhanh như tốc độ tăng giá của hàng hóa.

Giá hàng hóa “phi mã” theo giá xăng, người tiêu dùng “choáng váng”
Giá hàng hóa “phi mã” theo giá xăng, người tiêu dùng “choáng váng”

VOV.VN - Hơn 2 tháng qua, xăng dầu tăng giá tới 6 lần đã kéo theo giá thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng tăng hàng loạt. Trước tình trạng giá hàng hóa “té nước theo xăng”, người tiêu dùng phải tính toán, đắn đo, cân nhắc nhiều hơn trong chi tiêu.

Giá hàng hóa “phi mã” theo giá xăng, người tiêu dùng “choáng váng”

Giá hàng hóa “phi mã” theo giá xăng, người tiêu dùng “choáng váng”

VOV.VN - Hơn 2 tháng qua, xăng dầu tăng giá tới 6 lần đã kéo theo giá thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng tăng hàng loạt. Trước tình trạng giá hàng hóa “té nước theo xăng”, người tiêu dùng phải tính toán, đắn đo, cân nhắc nhiều hơn trong chi tiêu.

Giá hàng hoá toàn cầu tăng vọt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung
Giá hàng hoá toàn cầu tăng vọt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung

VOV.VN - Giá hàng hóa toàn cầu tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2009 trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine, đe dọa nguồn cung cấp năng lượng, kim loại, thực phẩm vốn đã khan hiếm khi các nền kinh tế lớn phục hồi từ đại dịch Covid-19.

Giá hàng hoá toàn cầu tăng vọt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung

Giá hàng hoá toàn cầu tăng vọt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung

VOV.VN - Giá hàng hóa toàn cầu tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2009 trong bối cảnh Nga tấn công Ukraine, đe dọa nguồn cung cấp năng lượng, kim loại, thực phẩm vốn đã khan hiếm khi các nền kinh tế lớn phục hồi từ đại dịch Covid-19.

Chuối Tết ở Khánh Hòa khan hàng, tăng giá
Chuối Tết ở Khánh Hòa khan hàng, tăng giá

VOV.VN - Năm nay chuối được giá vì thương lái ở khắp miền Trung đang tìm đến hối hả thu mua, nhưng người trồng ở Khánh Hòa kém vui vì lượng chuối ra thị trường ít.

Chuối Tết ở Khánh Hòa khan hàng, tăng giá

Chuối Tết ở Khánh Hòa khan hàng, tăng giá

VOV.VN - Năm nay chuối được giá vì thương lái ở khắp miền Trung đang tìm đến hối hả thu mua, nhưng người trồng ở Khánh Hòa kém vui vì lượng chuối ra thị trường ít.