Thời tiết “bất ổn”: Thị trường hàng thùng lên ngôi

VOV.VN - Thời tiết năm nay "bất ổn" khiến các shop thời trang méo mặt nhưng thị trường hàng thùng lại "lên ngôi".

Mọi năm khi đến cận Tết, thị trường thời trang lại bắt đầu "hot", song năm nay, thay vì mua ở các shop thời trang, nhiều người chọn hàng thùng để tiết kiệm.

Hàng thùng bất ngờ "lên ngôi"

Vào thời điểm này mọi năm, thị trường thời trang bắt đầu bước vào mùa mua sắm. Tuy nhiên, năm nay mọi chuyện dường như không suôn sẻ đối với các cửa hàng kinh doanh thời trang. Mặc dù rất nhiều các phương thức khuyến mại được đưa ra nhưng tình hình vẫn không được cải thiện.

Thời tiết bất ổn khiến hàng thùng được chú ý hơn.
Chị Yến, một chủ shop thời trang trên đường Quán Thánh (Ba Đình, Hà Nội) than thở: "Mọi năm cứ cách Tết khoảng 1 tháng, người dân mua sắm rất nhiều. Không hiểu năm nay vì sao, bán hàng rất ế ẩm mặc dù mình đã sale 70% cho đến hết Tết mà vẫn không có người mua".

Chị Yến lý giải một phần là do người dân không rõ Tết Nguyên Đán năm nay nóng hay lạnh: "Thời tiết mùa đông năm nay nóng như mùa hè. Nhiều người cũng phân vân có nên đi sắm sửa hay không".

Không biết rõ thời tiết nóng hay lạnh nên để đỡ lãng phí, năm nay rất nhiều người tiêu dùng thay vì bỏ cả đống tiền mua sắm hàng xịn, họ chọn cách mua hàng thùng.

Chị Hoài Thương, một tiểu thương kinh doanh quần áo đã qua sử dụng tại chợ Kim Liên - Đông Tác cho hay, khoảng những năm bao cấp kéo dài tới những năm 2000 - 2005, thì hàng thùng như thống trị xu hướng thời trang vì quần áo xịn, rẻ, đẹp, độc và điều quan trọng là lúc đó người dân không có nhiều sự lựa chọn về quần áo, cũng như thu nhập của người dân còn thấp.

"Lúc đó, để có một cửa hàng tại đây thì phải nhờ mối người quen, chật vật mới có chỗ bán. Thời điểm, đó mỗi ngày quần áo phải bán được phải tính bằng tạ", chị Hoài Thương cho biết.

Tuy nhiên, những năm trở lại đây, hàng thùng có nguy cơ bị xóa sổ bởi xu hướng kinh doanh thời trang online. Thế nhưng cận Tết năm nay, thị trường hàng thùng được “cứu” bởi mùa đông… không lạnh.

Tại các cửa hàng, quán cóc mọc lên ở ven các đường quốc lộ, khu công nghiệp, xung quanh các trường đại học, không khí sôi động hẳn lên vào những ngày cận Tết.

Tại khu vực chuyên bán hàng thùng ở đường 32 - Cầu Diễn, các tiểu thương ở đây cho biết: hàng được lấy từ nhiều mối buôn ở biên giới, sau đó về giặt và xử lý, làm mới rồi bán lại cho khách. Khách hàng chủ yếu ở đây là những người có thu nhập thấp, công nhân, sinh viên, kể các các bà nội trợ ở các khu vực lân cận cũng đến đây mua hàng khá đông.

Chị Linh, nhân viên bán hàng tại đây bật mí cửa hàng của chị bán lẻ được 50 - 60 chiếc. Còn lại, khách chủ yếu nhập buôn mang về các tỉnh lẻ để tiêu thụ ở các chợ quê.

"Bán kiểu này giá rẻ được lãi ít nhưng họ lấy nhiều hàng với số lượng lớn cùng một lúc nên dễ bán, thu hồi vốn nhanh", chị này cho hay

Thời trang hàng thùng Âu - Mỹ gây được sự chú ý

Trong thời gian gần đây các cửa hàng chuyên bán quần áo nhập khẩu từ các nước châu Âu, Mỹ, Nhật mở rất khá nhiều, thu hút rất đông các bạn trẻ, đặc biệt là phái nữ. Các cửa hàng này với tuyên ngôn “mỗi chiếc số lượng chỉ có một” khiến nhiều bạn cảm thấy đứng ngồi không yên.

Thay vì mua những trang phục được may hàng loạt hoặc bày bán giống hệt nhau tại nhiều shop, các bạn trẻ tìm đến những địa điểm bán đồ cũ với muốn phong cách của mình là “độc nhất vô nhị”.

Bạn T.Thanh Hảo (sinh năm 1992), trú tại Khâm Thiên (Đống Đa) cho rằng, mình là một tín đồ của hàng thùng nhập khẩu vì: "Không phải ai cũng có tiền để vào các cửa hàng của các nhãn hàng thời trang lớn để mua, nhìn cái giá thôi cũng phải chóng mặt. Vì vậy, các shop hàng thùng kiểu này mở ra là đánh chúng tâm lý của mình rồi".

Tuy nhiên, Hảo cũng cho biết khó khăn khi mua hàng: "Trước hết là chất lượng không đồng đều nên phải lựa rất kĩ, chỉ cần bung chỉ hay vải bị sờn là không được mua. Tuy nhiên không phải ai cũng biết chọn hàng đẹp. Ngoài ra, hầu như quần áo ở đây may để phục vụ người dân châu Âu - Mỹ nên không phù hợp với kích thước của người Việt nên việc chọn kích thước quần áo phù hợp với mình cũng rất khó khăn".

Với nguồn hàng phong phú từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Anh…các chủ shop quần áo secondhand đang giúp nhiều bạn trẻ tiếp cận với nền thời trang quốc tế dù với mức giá cực kỳ “bèo bọt”.

Chủ shop hàng thùng trên phố Chùa Bộc nói: “Đối với từng mặt hàng, tôi chọn các nước khác nhau để nhập hàng. Đồ hè như chân váy áo, sơ mi thì tôi hay nhập hàng Nhật. Đồ mùa thu thì shop nhập nhiều hàng Mỹ hơn, vì chất lượng của hàng Mỹ thường tốt hơn các nước khác, độ mới cao, rất nhiều chiếc còn nguyên tag, có rất nhiều hàng từ các hãng nổi tiếng với giá tag lên tới hàng chục USD”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chớm lạnh thị trường quần áo mùa đông đang ấm dần
Chớm lạnh thị trường quần áo mùa đông đang ấm dần

Thời tiết miền Bắc mới chỉ bắt đầu se se lạnh, nhưng thị trường các mặt hàng phục chống rét mùa Đông đã được bày bán nhiều.

Chớm lạnh thị trường quần áo mùa đông đang ấm dần

Chớm lạnh thị trường quần áo mùa đông đang ấm dần

Thời tiết miền Bắc mới chỉ bắt đầu se se lạnh, nhưng thị trường các mặt hàng phục chống rét mùa Đông đã được bày bán nhiều.

Thị trường lao động dịp Tết Đinh Dậu đang “nóng” dần
Thị trường lao động dịp Tết Đinh Dậu đang “nóng” dần

VOV.VN - Theo nhận định, lượng cung vẫn không đủ cầu và nhiều doanh nghiệp vẫn đang “khát” lao động thời vụ dịp Tết. 

Thị trường lao động dịp Tết Đinh Dậu đang “nóng” dần

Thị trường lao động dịp Tết Đinh Dậu đang “nóng” dần

VOV.VN - Theo nhận định, lượng cung vẫn không đủ cầu và nhiều doanh nghiệp vẫn đang “khát” lao động thời vụ dịp Tết. 

‘6 chợ đầu mối lớn ở Việt Nam bán toàn quần áo Trung Quốc’
‘6 chợ đầu mối lớn ở Việt Nam bán toàn quần áo Trung Quốc’

Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho hay quần áo nam, nữ, trẻ em ở 6 chợ đầu mối đều là hàng Trung Quốc hoặc hàng nhái, hàng giả nhãn hiệu.

‘6 chợ đầu mối lớn ở Việt Nam bán toàn quần áo Trung Quốc’

‘6 chợ đầu mối lớn ở Việt Nam bán toàn quần áo Trung Quốc’

Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho hay quần áo nam, nữ, trẻ em ở 6 chợ đầu mối đều là hàng Trung Quốc hoặc hàng nhái, hàng giả nhãn hiệu.