UBS đồng ý mua Credit Suisse với giá hơn 3 tỷ USD

VOV.VN - Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã chấp thuận mua lại Credit Suisse với giá 3 tỷ Franc Thụy Sĩ (tương đương 3,23 tỷ USD) và đồng ý chịu khoản lỗ lên tới 5,4 tỷ USD, trong một vụ sáp nhập do chính quyền Thụy Sĩ hậu thuẫn để tránh gây thêm xáo trộn thị trường ngân hàng toàn cầu.

Các nhà quản lý Thụy Sĩ đã buộc phải can thiệp và dàn xếp một thỏa thuận để ngăn chặn cuộc “khủng hoảng niềm tin” của Ngân hàng Credit Suisse lan rộng sang hệ thống tài chính. Bộ trưởng Tài chính Thụy Sĩ cho biết sự phá sản của một ngân hàng quan trọng toàn cầu sẽ tạo ra những hậu quả không thể khắc phục đối với thị trường tài chính.

Theo thoả thuận sáp nhập, Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ (SNB) sẽ cung cấp hạn mức thanh khoản đáng kể cho ngân hàng được sáp nhập, bao gồm 100 tỷ Franc Thụy Sĩ (108 tỷ USD) hỗ trợ thanh khoản cho UBS và Credit Suisset. Ngân hàng trung ương Thụy Sĩ nêu rõ, việc UBS tiếp quản Credit Suisse là một giải pháp hữu hiệu để đảm bảo sự ổn định tài chính và bảo vệ nền kinh tế Thụy Sĩ trong tình huống đặc biệt này.

Theo các điều khoản của thỏa thuận giữa 2 bên, UBS sẽ trả hơn 0,76 Franc Thụy Sĩ  cho một cổ phiếu của Credit Suisse bằng cổ phiếu của chính mình, tăng từ mức giá 0,25 Franc Thụy Sĩ vào đầu ngày 19/3, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với giá đóng cửa 1,86 Franc Thụy Sĩ của Credit Suisse hôm 17/3.

Cơ quan giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ (FINMA) cho biết tất cả các hoạt động kinh doanh của cả 2 ngân hàng sẽ được tiếp tục mà không bị hạn chế hoặc gián đoạn. FINMA cũng sẽ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong nước và quốc tế, cụ thể là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và Cơ quan quản lý thận trọng của Anh.

Credit Suisse - ngân hàng 167 năm tuổi và lớn thứ 2 của Thụy Sĩ đã chịu nhiều áp lực sau sự sụp đổ của 2 ngân hàng tại Mỹ là Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) và Signature Bank (SB). Giá trị thị trường của ngân hàng này đã bị giáng một đòn nặng nề do những lo ngại về hiệu ứng "domino" sau sự sụp đổ của 2 ngân hàng trên. Cùng với việc công bố báo cáo thường niên của Credit Suisse, trong đó chỉ ra "những điểm yếu quan trọng" trong vấn đề kiểm soát nội bộ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thụy Sĩ chuẩn bị các biện pháp khẩn cấp tiếp quản ngân hàng Credit Suisse
Thụy Sĩ chuẩn bị các biện pháp khẩn cấp tiếp quản ngân hàng Credit Suisse

VOV.VN - Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ là UBS đang trong quá trình đàm phán, để mua lại toàn bộ hoặc một phần ngân hàng Credit Suisse.

Thụy Sĩ chuẩn bị các biện pháp khẩn cấp tiếp quản ngân hàng Credit Suisse

Thụy Sĩ chuẩn bị các biện pháp khẩn cấp tiếp quản ngân hàng Credit Suisse

VOV.VN - Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ là UBS đang trong quá trình đàm phán, để mua lại toàn bộ hoặc một phần ngân hàng Credit Suisse.

Credit Suisse lỗ nặng trong quý III
Credit Suisse lỗ nặng trong quý III

VOV.VN - Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ đã lỗ khoảng 4 tỷ franc Thụy Sĩ (tuong đương 4,06 tỷ USD) trong quý III/2022.

Credit Suisse lỗ nặng trong quý III

Credit Suisse lỗ nặng trong quý III

VOV.VN - Credit Suisse - ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ đã lỗ khoảng 4 tỷ franc Thụy Sĩ (tuong đương 4,06 tỷ USD) trong quý III/2022.

Credit Suisse bị đồn sắp phá sản, thị trường tài chính "rung lắc" thế nào?
Credit Suisse bị đồn sắp phá sản, thị trường tài chính "rung lắc" thế nào?

VOV.VN - Tin đồn Credit Suisse đang trên bờ vực sụp đổ đã khiến cổ phiếu và vốn hóa của ngân hàng Thụy Sĩ này sụt giảm mạnh, trong khi chi phí bảo hiểm phá sản cho các khoản nợ của Credit Suisse đang tăng mạnh.

Credit Suisse bị đồn sắp phá sản, thị trường tài chính "rung lắc" thế nào?

Credit Suisse bị đồn sắp phá sản, thị trường tài chính "rung lắc" thế nào?

VOV.VN - Tin đồn Credit Suisse đang trên bờ vực sụp đổ đã khiến cổ phiếu và vốn hóa của ngân hàng Thụy Sĩ này sụt giảm mạnh, trong khi chi phí bảo hiểm phá sản cho các khoản nợ của Credit Suisse đang tăng mạnh.