Thôn nghèo thành thôn giàu từ chuyển đổi sản xuất nông nghiệp

VOV.VN - Tháng 11/2008, 2/3 diện tích thôn Hà Lãng, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân được bàn giao về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và được đổi tên thành ấp Bình Thắng, thuộc xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Từ vùng đất nghèo nàn, cơ sở vật hạ tầng hầu như chưa có, sau 15 năm ra sức xây dựng, ấp Bình Thắng đã đổi thay rất nhiều. 


“Đất lành chim đậu”

Năm 1998, anh Ngô Thanh Tân theo cha từ Tiền Giang về xã Tân Thắng lập nghiệp. Gia đình anh cũng là một trong những hộ đầu tiên đến vùng đất mới Tân Thắng.

Ngày đó, tuy mới 12 tuổi nhưng anh không thể nào quên được hình ảnh của Tân Thắng thời đó, là vùng đất nghèo nàn, điện, nước không đủ đáp ứng cho sinh hoạt, sản xuất. Phần lớn các tuyến đường nhỏ hẹp, nông sản sau thu hoạch vận chuyển khó khăn…

Năm 2008, sau khi có sự điều chỉnh địa giới hành chính giữa Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu, 2/3 diện tích thôn Hà Lãng, xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân được bàn giao về tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và được đổi tên thành ấp Bình Thắng, thuộc xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc. Cũng từ đây, đời sống bà con cũng bắt đầu có sự thay đổi.

Anh Ngô Thanh Tân chia sẻ: "Năm 1998 đến đây thì không có đường, chỉ đi đường mòn, học sinh đến trường rất khó khăn, đi chợ phải mất 2 tiếng mới đến, nông sản không được thu mua vì thương lái không vào được. Từ khi được về Bà Rịa – Vũng Tàu thì cơ sở hạ tầng như điện, đường được ưu tiên đầu tư cho bà con, thương lái đến tận vườn thu mua nông sản, không còn bị ép giá, đời sống bà con ngày càng khắm khá hơn".

Là người từ ấp Bình An, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc về Bình Thắng sinh sống, anh Trần Văn Hưng, sinh năm 1981 cho biết, không chỉ đời sống sản xuất, kinh tế phát triển mà tình hình an ninh trật tự ở vùng đất Bình Thắng cũng được đảm bảo.

Theo anh Hưng, do là địa bàn giáp ranh giữa 3 tỉnh là Bình Thuận – Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu nên tình trạng mất an ninh trật tự thường xuyên xảy ra, tội phạm ma tuý, trộm cắp… từ các nơi về Bình Thắng hoạt động rất phức tạp, người dân rất hoang mang. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động có hiệu quả, đến nay bà con không còn lo lắng về tệ nạn xã hội, mất an ninh trật tự.

"Từ năm 2009 đến nay tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, trộm cắp giảm đi nhiều, còn tệ nạn ma tuý cũng giảm so với trước kia. Nói chung về với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu người dân quá vui mừng" - anh Hưng chia sẻ.

Đổi thay vượt bậc 

Sự quan tâm đầu tư về hạ tầng giao thông, điên, nước…đã tạo đà cho sản xuất nông nghiệp ở ấp Bình Thắng phát triển. Hiện tại, diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn khoảng 470ha.

Nếu như trước đây, bà con chủ yếu trồng cây ngắn ngày, thì nay diện tích này đã thu hẹp dần, chỉ còn khoảng 50ha, số còn lại chủ yếu là cây nhãn. Nhãn ở đây có ruột trắng như bắp cải nên có tên gọi là nhãn bắp cải.

Ông Lê Văn Bến, Trưởng Ban công tác Mặt trận, ấp Bình Thắng cho biết, năm 2023 địa phương đã thành lập HTX sản xuất nhãn Bình Thắng. Ban mặt trận vận động bà con xã viên canh tác theo phương pháp hữu cơ, tạo ra sản phẩm có chất lượng, mang lại thu nhập khá cao cho người dân. Đây là tiền đề để nông sản của địa phương vươn ra thị trường lớn.

"Hướng phát triển của bà con ngày càng lớn mạnh, thị trường xuất khẩu ngày càng khó khăn, nếu nông dân không vào một tổ chức nào đó, người dân không làm theo thị trường thì sản phẩm sẽ bị thua thiệt so với các địa phương khác. Ví dụ như: tham gia sản xuất theo Viet GAP thì phải đảm bảo các tiêu chí về dư lượng thuốc BVTV, phân bón, phun xịt thuốc cũng phải đảm bảo an toàn" - ông Bến chia sẻ.

Những con đường lớn cũng đã mở ra, thảm nhựa thẳng tấp kết nối các tuyến đường liên thôn, dài đến tận địa bàn xa xôi, tạo thuận lợi cho bà con đi lại, vận chuyển nông sản, giúp đời sống người dân nâng lên rất nhiều.

Ông Huỳnh Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc cho biết, hiện ở ấp Bình Thắng không còn hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng người/năm, tăng 60 triệu đồng so với những ngày đầu thành lập. 

Hiện các công trình thuỷ lợi quy mô lớn cũng được huyện triển khai trên địa bàn, đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ tưới nông nghiệp và sinh hoạt vào mùa khô.

Theo ông Tuấn: "Đến thời điểm này kinh tế của bà con ấp Bình Thắng phát triển rất mạnh, không còn hộ nghèo. Lợi thế của bà con ấp Bình Thắng là chuyên canh cây nhãn, cây ăn trái, những năm gần đây loại cây trồng này phát triển rất mạnh. Trong thời điểm này huyện cũng đang đầu tư cho bà con công trình đập dâng số 3, giúp bà con dự trữ nước  sản xuất nông nghiệp trong mùa khô".

Từ một vài hộ sơ khai đến lập nghiệp ban đầu, sau 15 năm hình thành đến nay, Bình Thắng đã có hơn 202 hộ với 861 nhân khẩu. Đời sống kinh tế ngày càng phát triển, hình ảnh thôn, ấp nghèo năm nào đã lùi về quá khứ. Về Bình Thắng xe ô tô cứ thế bon bon trên những con đường nhựa phẳng lì, chạy đến tận những tổ dân cư xa xôi. Bình Thắng hôm nay được phủ xanh bởi những vườn cây trái sum suê và trong những ngôi nhà khang trang, kiên cố ẩn dưới vườn cây ấy đã xuất hiện các triệu phú chân đất.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa đổi, bổ sung Quyết định về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng
Sửa đổi, bổ sung Quyết định về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng

Để chuẩn bị sẵn sàng phương án can thiệp, bình ổn thị trường vàng, ngày 02/01/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định 02/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Quyết định 1623/QĐ-NHNN ngày 23/8/2012 về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của NHNN Việt Nam.

Sửa đổi, bổ sung Quyết định về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng

Sửa đổi, bổ sung Quyết định về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng

Để chuẩn bị sẵn sàng phương án can thiệp, bình ổn thị trường vàng, ngày 02/01/2024, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định 02/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Quyết định 1623/QĐ-NHNN ngày 23/8/2012 về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của NHNN Việt Nam.

Người Dao ở Cư Suê làm giàu nhờ thay đổi tư duy sản xuất
Người Dao ở Cư Suê làm giàu nhờ thay đổi tư duy sản xuất

VOV.VN - Tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều nông dân người Dao ở xã Cư Suê, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk đã dần thay đổi tư duy canh tác, liên kết sản xuất, nắm bắt thị trường, chuyển dần sang chế biến sâu các sản phẩm để nâng cao giá trị, đem lại lợi ích kinh tế.

Người Dao ở Cư Suê làm giàu nhờ thay đổi tư duy sản xuất

Người Dao ở Cư Suê làm giàu nhờ thay đổi tư duy sản xuất

VOV.VN - Tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhiều nông dân người Dao ở xã Cư Suê, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk đã dần thay đổi tư duy canh tác, liên kết sản xuất, nắm bắt thị trường, chuyển dần sang chế biến sâu các sản phẩm để nâng cao giá trị, đem lại lợi ích kinh tế.

Doanh nghiệp chuyển đổi số, sản xuất xanh để nắm bắt cơ hội năm 2024
Doanh nghiệp chuyển đổi số, sản xuất xanh để nắm bắt cơ hội năm 2024

VOV.VN - Năm 2023, kinh tế còn khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM đã vượt khó, đạt tăng trưởng 2 con số. Tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp đơn hàng giảm sút mạnh, tăng trưởng âm. Năm 2024, theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh những thuận lợi do kinh tế hồi phục, tăng trưởng ổn định hơn, thì còn không ít khó khăn, thách thức khó lường.

Doanh nghiệp chuyển đổi số, sản xuất xanh để nắm bắt cơ hội năm 2024

Doanh nghiệp chuyển đổi số, sản xuất xanh để nắm bắt cơ hội năm 2024

VOV.VN - Năm 2023, kinh tế còn khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM đã vượt khó, đạt tăng trưởng 2 con số. Tuy nhiên, cũng không ít doanh nghiệp đơn hàng giảm sút mạnh, tăng trưởng âm. Năm 2024, theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh những thuận lợi do kinh tế hồi phục, tăng trưởng ổn định hơn, thì còn không ít khó khăn, thách thức khó lường.

Chuyển đổi cây trồng giúp nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp ở Lai Châu
Chuyển đổi cây trồng giúp nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp ở Lai Châu

VOV.VN - Khai thác hiệu quả hệ số sử dụng đất, đưa cây con mới vào trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, người nông dân ở Lai Châu đang tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Từ một vài mô hình ban đầu, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đang được hình thành, giúp bà con nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Chuyển đổi cây trồng giúp nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp ở Lai Châu

Chuyển đổi cây trồng giúp nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp ở Lai Châu

VOV.VN - Khai thác hiệu quả hệ số sử dụng đất, đưa cây con mới vào trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, người nông dân ở Lai Châu đang tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao. Từ một vài mô hình ban đầu, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đang được hình thành, giúp bà con nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.