Thu nhập bình quân khu vực nông thôn Hà Nội đạt hơn 46 triệu đồng/năm

VOV.VN - Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 33 triệu đồng năm 2015 lên 46,5 triệu đồng năm 2018.

Thông tin từ ngành chức năng TP Hà Nội cho biết, từ năm 2011 đến nay, toàn thành phố đã đầu tư trên 76.000 tỷ đồng cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Riêng giai đoạn 2016 - 2020, tổng mức đầu tư tăng bình quân hơn 10%/năm so với giai đoạn 2011 - 2015.

Nhiều năm qua, các địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhất là các huyện đã tập trung hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Diện mạo nông thôn Hà Nội hôm nay đã thay đổi toàn diện từ đường làng ngõ xóm đến các công trình phúc lợi công cộng.

Thống kê cho thấy, từ xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp Thủ đô tăng bình quân 2,5%/năm; toàn thành phố có 134 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng từ 33 triệu đồng năm 2015 lên 46,5 triệu đồng năm 2018 (đạt mục tiêu chương trình đề ra).

Chăn nuôi phát triển giúp nâng cao thu nhập cho người dân.

Dự kiến, đến hết năm 2019 thu nhập của người dân nông thôn sẽ trên 49 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm từ 3,65% năm 2016, giảm xuống còn 1,81% cuối năm 2018.

Ông Bùi Văn Đức, xã Song Phượng, huyện Đan Phượng cho biết, Chương trình xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí, hạ tầng xã hội được quan tâm, đời sống người dân được cải thiện.

Trong xây dựng nông thôn mới, đến nay, thành phố Hà Nội đã có 325/386 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 84,2% số xã); 4/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới là Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì và Hoài Đức); 2 huyện là Gia Lâm và Quốc Oai đã hoàn thiện thủ tục hồ sơ trình Trung ương công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018.

Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội cho biết, thành phố đang tập trung chỉ đạo các huyện Thạch Thất, Phúc Thọ, Chương Mỹ, Sóc Sơn sớm hoàn thiện huyện nông thôn mới.

Thành công trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thủ đô đã mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng, vì vậy được người dân hưởng ứng mạnh mẽ.

Sau khi các địa phương hoàn thành xây dựng nông thôn mới, nhiều nơi tiếp tục phấn đấu duy trì kết quả đạt được, xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao các tiêu chí; điển hình như phong trào “Đường có hoa, nhà có số, phố có tên” tại các huyện Đan Phượng, Thanh Trì, Phú Xuyên.../.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lâm Đồng sẽ trở thành Trung tâm nông nghiệp giá trị cao của Đông Nam Á
Lâm Đồng sẽ trở thành Trung tâm nông nghiệp giá trị cao của Đông Nam Á

VOV.VN - Mô hình phát triển nông nghiệp do JICA hỗ trợ sẽ đưa Đà Lạt trở thành trung tâm nông nghiệp có giá trị cao của Đông Nam Á.

Lâm Đồng sẽ trở thành Trung tâm nông nghiệp giá trị cao của Đông Nam Á

Lâm Đồng sẽ trở thành Trung tâm nông nghiệp giá trị cao của Đông Nam Á

VOV.VN - Mô hình phát triển nông nghiệp do JICA hỗ trợ sẽ đưa Đà Lạt trở thành trung tâm nông nghiệp có giá trị cao của Đông Nam Á.

“Tam nông” khởi sắc sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26
“Tam nông” khởi sắc sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26

VOV.VN - Việc phát triển công nghiệp và hạ tầng thương mại đã góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

“Tam nông” khởi sắc sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26

“Tam nông” khởi sắc sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26

VOV.VN - Việc phát triển công nghiệp và hạ tầng thương mại đã góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Khơi thông dòng vốn “tam nông” ở Quảng Ngãi
Khơi thông dòng vốn “tam nông” ở Quảng Ngãi

VOV.VN - Chuyện vay vốn phát triển kinh tế gia đình giờ đã quen thuộc với các hộ dân ở nông thôn, kể cả các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi. 

Khơi thông dòng vốn “tam nông” ở Quảng Ngãi

Khơi thông dòng vốn “tam nông” ở Quảng Ngãi

VOV.VN - Chuyện vay vốn phát triển kinh tế gia đình giờ đã quen thuộc với các hộ dân ở nông thôn, kể cả các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.