Tiền thu ngân sách từ sử dụng đất tăng trong đại dịch là bất thường

VOV.VN - Trong lúc đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến sinh hoạt chung mà nguồn thu từ sử dụng đất tăng là điều bất thường, chưa có tiền lệ.

Nhiều nội dung, chính sách hỗ trợ vẫn dừng ở văn bản

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) đánh giá, có sự chậm trễ trong việc triển khai Nghị quyết số 43 của Quốc hội. Mặc dù ngay sau khi Nghị quyết 43 được ban hành, Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 11 ngày 30/1/2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43, nghĩa là chỉ sau 19 ngày Nghị quyết 43 được ban hành.

“Nghị quyết 11 của Chính phủ cũng đã xác định rõ tính khẩn trương của các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đến nay đã sang tháng 6/2022, theo báo cáo của Chính phủ có rất nhiều nội dung công việc vẫn đang dừng ở việc sẽ ban hành văn bản. Gần nửa năm đã trôi qua mà các văn bản vẫn chưa được ban hành” - đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phân tích, Nghị quyết 43 của Quốc hội có hiệu lực thi hành trong 2 năm 2022-2023 và tính thời điểm của nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu chậm trễ trong triển khai thì chúng ta sẽ bỏ lỡ thời điểm vàng để các chính sách tài khóa tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội phát huy hiệu quả cao nhất. Khi các bộ ngành còn đang loay hoay với việc rà soát và dự thảo văn bản thì có những chính sách đã ít nhiều mất đi ý nghĩa. Ví dụ, như chương trình Sóng và máy tính cho em, một trong những mục đích trước mắt của chương trình là kịp thời trang bị máy tính cho học sinh có điều kiện để học trực tuyến thì đến nay tất cả học sinh đã đến trường học tập trung mới có một tỉnh trong cả nước trao được máy tính đến tay học sinh, chính sách chậm mất đi ý nghĩa của nó.

"Tôi đề nghị đưa chỉ tiêu hết năm 2022 phải hoàn thành ít nhất 50% khối lượng công việc đề ra tại Nghị quyết số 43 của Quốc hội và Nghị quyết số 11 của Chính phủ, vì chương trình phục hồi, phát triển kinh tế chúng ta chỉ thực hiện trong 2 năm. Có như vậy chúng ta mới có căn cứ đánh giá một cách chính xác trong kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV vào cuối năm 2022", đại biểu Nguyễn Thị Việt nêu ý kiến.

Thu ngân sách vượt dự toán nhưng dự báo thiếu bền vững

Thời gian qua thu ngân sách nhiều là dầu thô tăng nên tăng thu nhưng mặt trái của tăng thu từ dầu thô là giá xăng dầu trong nước không ngừng tăng vọt, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống và sản xuất kinh doanh, làm ngán ngại cho nhà đầu tư và tái đầu tư, xáo trộn không nhỏ đến sinh hoạt của người lao động.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho rằng, việc bình ổn giá xăng dầu trong nước ở mức cho phép là điều cần cho việc phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến chính sách thuế cho đối tượng bị tác động. Thu từ sử dụng đất cũng tăng cao. Đây là nguồn thu bất ổn định.

“Trong lúc đại dịch Covid-19 đã tác động rất lớn đến sinh hoạt chung mà nguồn thu từ sử dụng đất tăng, tôi nghĩ là điều bất bình thường, chưa có tiền lệ. Đề nghị Chính phủ có đánh giá để ổn định nguồn thu này, để không phải như bong bóng, không biết bị vỡ từ lúc nào” - đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa nói.

Kinh tế vĩ mô vẫn tiềm ẩn rủi ro, lạm phát có khả năng tăng cao rất khó kiểm soát. Giá cả thị tường tăng, nhất là mặt hàng vật tư nông nghiệp, xăng, dầu. Trong khi đó giá nông sản tăng không đáng kể, thậm chí có loại thấp hơn cùng kỳ, ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của nông dân. Xuất khẩu tăng nhưng nhập khẩu lại tăng hơn.

Trước các vấn đề bất ổn của nền kinh tế, theo đại biểu Phạm Văn Hòa, cần phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia, công trình trọng điểm quốc gia, chương trình phục hồi kinh tế sau Covid-19, các chương trình này rất quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, ổn định đời sống người lao động. Trọng tâm là chống thất thu thuế, thu hồi nợ thuế, duy trì lãi suất cho vay hợp lý để ổn định tiền tệ, kiểm soát nợ xấu, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn nhanh, hiệu quả.

Doanh nghiệp phục hồi, đăng ký hoạt động tăng nhưng vẫn chưa đủ theo mong muốn. Thu ngân sách ngoài nhà nước thời gian qua giảm sút mạnh, mà đây là nguồn thu chính của ngân sách, góp phần ổn định lạm phát. Cho nên, có chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh là vấn đề quan trọng trong việc ổn định kinh tế vĩ mô./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội: Cần đẩy nhanh các giải pháp để phục hồi kinh tế
Đại biểu Quốc hội: Cần đẩy nhanh các giải pháp để phục hồi kinh tế

VOV.VN - Đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, Chính phủ đã có chương trình phục hồi và phát triển nền kinh tế, tuy nhiên việc triển khai các giải pháp còn khá chậm trễ.

Đại biểu Quốc hội: Cần đẩy nhanh các giải pháp để phục hồi kinh tế

Đại biểu Quốc hội: Cần đẩy nhanh các giải pháp để phục hồi kinh tế

VOV.VN - Đại biểu Vũ Tiến Lộc cho rằng, Chính phủ đã có chương trình phục hồi và phát triển nền kinh tế, tuy nhiên việc triển khai các giải pháp còn khá chậm trễ.

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án phục hồi kinh tế-xã hội
Thủ tướng yêu cầu quyết liệt hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án phục hồi kinh tế-xã hội

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu ưu tiên tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa nhanh, có khả năng giải ngân sớm và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng vốn hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn phục hồi.

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án phục hồi kinh tế-xã hội

Thủ tướng yêu cầu quyết liệt hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án phục hồi kinh tế-xã hội

VOV.VN - Thủ tướng yêu cầu ưu tiên tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết, có tác động lan tỏa nhanh, có khả năng giải ngân sớm và hấp thụ ngay vào nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch, sử dụng vốn hiệu quả, bảo đảm khả năng cân đối vốn để hoàn thành dự án trong giai đoạn phục hồi.

Kết nối giao thương tăng tiêu thụ hàng hóa sớm phục hồi kinh tế
Kết nối giao thương tăng tiêu thụ hàng hóa sớm phục hồi kinh tế

VOV.VN - Chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp địa phương với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại sẽ củng cố và phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Kết nối giao thương tăng tiêu thụ hàng hóa sớm phục hồi kinh tế

Kết nối giao thương tăng tiêu thụ hàng hóa sớm phục hồi kinh tế

VOV.VN - Chương trình kết nối giao thương giữa nhà cung cấp địa phương với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại sẽ củng cố và phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.