Tiêu dùng nội địa là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2024

VOV.VN - Nhìn chung, các dự báo kinh tế ở trong nước và quốc tế đều tỏ ra thận trọng và nhận định, tình hình kinh tế năm 2024 có cải thiện nhưng vẫn rất chậm, chưa ổn định. Tuy vậy, tất cả dự đoán đều hy vọng năm 2024 sẽ tốt hơn 2023.

Tại kỳ họp cuối năm vừa qua, Quốc hội Việt Nam cũng thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, với quyết nghị tăng trưởng GDP ở mức 6% đến 6,5%, mức tăng trưởng cao trong bối cảnh hiện nay, đòi hỏi quyết tâm rất lớn của Chính phủ trong triển khai các chính sách phát triển năm 2024.

Theo đánh giá của chuyên gia, để đạt mức tăng trưởng GDP ở mức cao trong năm 2024, thì cầu trong nước, tức là tiêu dùng nội địa vẫn sẽ là động lực quan trọng nhất. Đồng thời, để thúc đẩy sản xuất, phải khắc phục ngay những vấn đề bức xúc, quy định bất hợp lý mà cộng đồng doanh nghiệp đã phản ánh.

Trong đó, không chỉ cắt giảm quy định về thủ tục hành chính mà phải cắt bỏ các quy định có nội dung bất hợp lý, chồng chéo mâu thuẫn nhau, để doanh nghiệp giảm tốn kém về thời gian và tiền bạc làm thủ tục trong kinh doanh.

Về giải pháp đạt tăng trưởng cao cho năm 2024, chuyên gia kinh tế Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nhận định: "Nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng vẫn đối mặt với khó khăn nhiều hơn là thuận lợi. Để đạt được tăng trưởng thì điều đầu tiên phải ổn định kinh tế vĩ mô, hai là cải thiện môi trường kinh doanh, ba là phải tận dụng được cải cách mở cửa thị trường, thúc đẩy xuất khẩu. Tận dụng về bên ngoài thì tận dụng lợi thế khi quan hệ Việt Nam với Hoa Kỳ và Trung Quốc đã được nâng cấp, thu hút đầu tư sẽ nhiều hơn vào Việt Nam".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Ninh tăng trưởng kinh tế dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Hồng
Quảng Ninh tăng trưởng kinh tế dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Hồng

VOV.VN - Năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP 11,03%, dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 3 cả nước. Năm 2023 cũng là năm thứ 8 liên tiếp (2016-2023), Quảng Ninh đạt tăng trưởng “2 con số”.

Quảng Ninh tăng trưởng kinh tế dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Hồng

Quảng Ninh tăng trưởng kinh tế dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Hồng

VOV.VN - Năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP 11,03%, dẫn đầu Vùng đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 3 cả nước. Năm 2023 cũng là năm thứ 8 liên tiếp (2016-2023), Quảng Ninh đạt tăng trưởng “2 con số”.

Tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng đứng 4/5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
Tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng đứng 4/5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

VOV.VN - Xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2023, Đà Nẵng xếp thứ 54/63 địa phương; đứng 4/5 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và xếp vị trí 13/14 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và thấp nhất trong khối 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng đứng 4/5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Tăng trưởng kinh tế Đà Nẵng đứng 4/5 tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

VOV.VN - Xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế trong năm 2023, Đà Nẵng xếp thứ 54/63 địa phương; đứng 4/5 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và xếp vị trí 13/14 tỉnh, thành phố vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và thấp nhất trong khối 5 thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát huy các động lực để bứt phá trong tăng trưởng kinh tế
Phát huy các động lực để bứt phá trong tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Mức tăng trưởng kinh tế 4,24% trong 3 quý đầu năm 2023 là chỉ số rất thấp trong hàng chục năm nay (trừ những năm bị đại dịch COVID-19). Theo nhiều chuyên gia kinh tế, những nỗ lực mở rộng chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ gần đây đã phần nào giúp doanh nghiệp và người dân chống chọi với những khó khăn, nhưng chưa thể đảm bảo sự hồi phục chắc chắn của nền kinh tế.

Phát huy các động lực để bứt phá trong tăng trưởng kinh tế

Phát huy các động lực để bứt phá trong tăng trưởng kinh tế

VOV.VN - Mức tăng trưởng kinh tế 4,24% trong 3 quý đầu năm 2023 là chỉ số rất thấp trong hàng chục năm nay (trừ những năm bị đại dịch COVID-19). Theo nhiều chuyên gia kinh tế, những nỗ lực mở rộng chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ gần đây đã phần nào giúp doanh nghiệp và người dân chống chọi với những khó khăn, nhưng chưa thể đảm bảo sự hồi phục chắc chắn của nền kinh tế.