Tìm chỗ đứng cho hàng thực phẩm Việt Nam tại châu Âu

Đang có tín hiệu tích cực cho thấy cánh cửa đã mở ra, để các mặt chất lượng cao của Việt Nam có mặt nhiều hơn tại Châu Âu.

Chúng ta biết rằng hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là nông sản và thực phẩm của Việt Nam đã có mặt tại thị trường Châu Âu từ lâu. Người Châu Âu cũng dành rất nhiều lời khen ngợi đối với ẩm thực Việt Nam, nổi tiếng với các món phở, bún, nem, gỏi cuốn…

Hơn thế nữa, Châu Âu cũng là nơi tập trung nhiều người Việt đến làm ăn sinh sống từ nhiều năm qua (Pháp là nơi có cộng đồng người Việt đông thứ 2 trên thế giới, sau Mỹ) và đa số họ mang theo thói quen ăn uống của người Việt. Nói như thế để thấy rằng hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam có nhiều lợi thế khi xâm nhập vào thị trường Châu Âu.

 
 Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng thăm cá gian hàng của Việt Nam tại Hội chợ SIAL 2012

 
Đến thăm quan hội chợ thực phẩm, đồ uống quốc tế SIAL 2012 đang diễn ra tại Pháp, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Dương Chí Dũng có lời khuyên với các doanh nghiệp Việt: “Hiện nay xu hướng tại các nước phát triển, đặc biệt tại Châu Âu là sử dụng các sản phẩm sạch, không sử dụng hóa chất. Đó lại là thế lợi của Việt nam bởi các mặt hàng nông sản của chúng ta được sản xuất tự nhiên. Chúng ta cần phát huy điểm này thì mới đứng vững được tại thị trường Châu Âu. Bên cạnh vấn đề chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý quảng bá thương hiệu và xây dựng các mạng lưới khách hàng”.

Sự tham gia đông đảo của Việt Nam từ nhiều năm nay tại Hội chợ thực phẩm, đồ uống quốc tế SIAL – nơi quy tụ nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới về công nghiệp thực phẩm - và các gian hàng đầy mầu sắc và không khí tại Hội chợ năm nay, cho thấy chúng ta có chiến lược và định hướng tốt, ưu tiên cho thị trường Châu Âu.

Các doanh nghiệp tiêu biểu được lựa chọn được hưởng sự hỗ trợ 100 phần trăm chi phí gian hàng và quảng bá tại hội chợ theo Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia (Bộ Công Thương). Có doanh nghiệp đã đạt được tin vui ký được hợp đồng mới ngay ngày đầu khai mạc hội chợ, cho thấy chúng ta đã thiết lập được một vị trí nhất định tại thị trường Châu Âu – vốn nổi tiếng khó tính.

 
 Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hà, giám đốc công ty nước mắm Thanh Hà – Phú Quốc

Việc Châu Âu quyết định công nhận xuất xứ đối với mặt hàng nước mắm Phú Quốc của Việt Nam cùng với việc hai bên vừa khởi động vòng đàm phán đầu tiên về hiệp định thương mại tự do chỉ ít ngày trước hội chợ cũng khiến các doanh nghiệp Việt Nam phấn khởi và hi vọng. Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn rất nhiều.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hà, giám đốc công ty nước mắm Thanh Hà – Phú Quốc có mặt tại hội chợ cho biết: “Việc Liên minh Châu Âu công nhận xuất xứ nước mắm Phú quốc của Việt Nam là điều rất thuận lợi cho Việt Nam vì bao lâu tên nước mắm Phú Quốc của Việt nam bị người khác sử dụng. Các nhà sản xuất nước mắm Phú quốc cần tuân thủ quy trình sản xuất nước mắm truyền thống và đảm bảo chất lượng tốt. Tuy nhiên, sản phẩm của công ty chúng tôi vào Châu Âu nhiều năm rồi vẫn gặp nhiều khó khăn, do hệ thống kiểm dịch của họ còn lỏng lẻo, cho phép các loại nước mắm chất lượng kém giá thành rẻ, đi qua các con đường khác nhập vào”. 

Một số doanh nghiệp cũng than phiền về việc hàng Việt Nam nhập khẩu vào Châu Âu bị giảm tính cạnh tranh do phải chịu mức thuế cao hơn so với một số quốc gia khác; mong chờ hiệp định thương mại tự do trong tương lai sẽ giúp ích trong vấn đề thuế.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại, trong khi chờ đợi một khung pháp lý tạo nhiều thuận lợi hơn cho quan hệ thương mại- kinh tế Việt Nam – Liên minh Châu Âu, thì vấn đề tạo dựng lòng tin lâu dài vẫn phải được các doanh nghiệp Việt nam đặt lên hàng đầu.

 
 Ông Vũ Thái Sơn, chủ công ty Long Son

Trao đổi với PV Đài TNVN thường trú tại Pháp, ông Vũ Thái Sơn, chủ công ty Long Son chuyên chế biến hạt điều nhân, nhập khẩu điều thô, cho biết: “Để thành công tại thị trường này, đầu tiên phải tạo dựng lòng tin và hiểu văn hóa của họ. Một năm có khi phải gặp khách hàng nhiều lần, qua nhiều hội chợ. Nói chung, người Châu Âu nói chung thẳng thắn và chú trọng uy tín giao hàng, và đấy cũng là nhược điểm chính của Việt nam. Hàng thực phẩm dễ bị ảnh hưởng do thời tiết, thu hoạch từng vụ mùa ; giá cả cứ tăng lên là lại sụt hợp đồng ; đến nỗi bạn hàng Pháp bị mất lòng tin, chưa đến thời hạn hợp đồng đã gửi thư hỏi xem có giao đúng hạn hay không”.

Sẽ còn một chặng đường dài cho tới khi đạt được Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Nhưng những tín hiệu tích cực thời gian gần đây cho thấy cánh cửa đã mở ra, để các mặt hàng thực phẩm, nông sản chất lượng cao mang thương hiệu Việt Nam có mặt nhiều hơn và chinh phục những khách hàng khó tính nhất tại Châu Âu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nước mắm Phú Quốc được bảo hộ tên gọi xuất xứ tại EU
Nước mắm Phú Quốc được bảo hộ tên gọi xuất xứ tại EU

(VOV) - Từ ngày 31/10, Quy định này sẽ có hiệu lực và sản phẩm Nước mắm Phú Quốc sẽ được bảo hộ tên gọi xuất xứ tại EU.

Nước mắm Phú Quốc được bảo hộ tên gọi xuất xứ tại EU

Nước mắm Phú Quốc được bảo hộ tên gọi xuất xứ tại EU

(VOV) - Từ ngày 31/10, Quy định này sẽ có hiệu lực và sản phẩm Nước mắm Phú Quốc sẽ được bảo hộ tên gọi xuất xứ tại EU.

Hội chợ thực phẩm, đồ uống quốc tế SIAL Paris 2012
Hội chợ thực phẩm, đồ uống quốc tế SIAL Paris 2012

(VOV) - Hội chợ có sự tham dự của gần 6.000 đơn vị đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới.

Hội chợ thực phẩm, đồ uống quốc tế SIAL Paris 2012

Hội chợ thực phẩm, đồ uống quốc tế SIAL Paris 2012

(VOV) - Hội chợ có sự tham dự của gần 6.000 đơn vị đến từ hơn 100 quốc gia trên thế giới.

SIAL 2010-Cầu nối để doanh nghiệp Việt Nam vươn sang châu Âu
SIAL 2010-Cầu nối để doanh nghiệp Việt Nam vươn sang châu Âu

Hội chợ SIAL Paris 2010 kết thúc với nhiều thành công trên mọi phương diện với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, nhiều hợp đồng lớn ký kết tại đây sẽ tạo đà cho sự phát triển của các doanh nghiệp này

SIAL 2010-Cầu nối để doanh nghiệp Việt Nam vươn sang châu Âu

SIAL 2010-Cầu nối để doanh nghiệp Việt Nam vươn sang châu Âu

Hội chợ SIAL Paris 2010 kết thúc với nhiều thành công trên mọi phương diện với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, nhiều hợp đồng lớn ký kết tại đây sẽ tạo đà cho sự phát triển của các doanh nghiệp này