Tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2023 bộc lộ những khó khăn, thách thức

VOV.VN - Chính phủ cần nhận diện đầy đủ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế, làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan để sớm có giải pháp hữu hiệu khắc phục.

Báo cáo thẩm tra đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH và NSNN năm 2022; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế (UBKT) cơ bản tán thành với Báo cáo của Chính phủ. Năm 2022 kinh tế nước ta phục hồi nhanh, đạt được những kết quả khá toàn diện, tích cực trên nhiều lĩnh vực với 13/15 chỉ tiêu đạt và vượt Kế hoạch.

Chất lượng nền kinh tế còn hạn chế

Tuy nhiên theo Chủ nhiệm UBKT Quốc hội, bên cạnh kết quả đạt được, KTXH năm 2022 còn những hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Cả 2/15 chỉ tiêu chưa đạt đều phản ánh chất lượng tăng trưởng và chất lượng nền kinh tế còn hạn chế. “Thu NSNN vượt 403,8 nghìn tỷ đồng (tương đương 28,6%) so với dự toán, phản ánh xây dựng dự toán quá thấp, làm bó hẹp không gian tài khóa và ảnh hưởng đến dự toán thu của năm tiếp theo. Đây là vấn đề tồn tại trong nhiều năm nhưng chưa được khắc phục. Đề nghị Chính phủ rút kinh nghiệm và có giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượng xây dựng dự toán thu NSNN hằng năm”, ông Vũ Hồng Thanh chỉ ra.

Trong lĩnh vực thương mại hàng hóa, xuất siêu đạt 12,4 tỷ USD cao hơn nhiều so với số đã báo cáo Quốc hội (khoảng 1 tỷ USD), phần nào phản ánh nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm động lực và tốc độ tăng trưởng rất rõ từ Quý IV/2022. Hiện nay, thị trường tài chính, tiền tệ xuất hiện rủi ro tác động tiêu cực đến an toàn hệ thống; thị trường chứng khoán sụt giảm; thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) khó khăn; thị trường bất động sản (BĐS) trầm lắng. Tình trạng sở hữu chéo, thao túng, lợi ích nhóm trong lĩnh vực ngân hàng vẫn rất đáng lo ngại.

UBKT Quốc hội đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đánh giá việc xử lý sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo; đồng thời, đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng để xảy ra các vấn đề của thị trường TPDN và ngân hàng. Những khó khăn trên thị trường tài chính và thị trường TPDN khiến doanh nghiệp BĐS khó tiếp cận vốn và hầu như không huy động được vốn TPDN, dẫn đến thị trường BĐS gần như “đóng băng”, ảnh hưởng trực tiếp và tác động dây chuyền đến nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, việc làm của người dân.

Thẩm tra báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KTXH những tháng đầu năm 2023, UBKT Quốc hội cho rằng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã sát sao chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán NSNN và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023. Chính vì vậy, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.

Chính phủ sớm xem xét GDP Quý I tăng thấp

Bên cạnh những kết quả đạt được, diễn biến tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2023 cũng bộc lộ những khó khăn, thách thức tiếp diễn. Chính vì vậy, UBKT Quốc hội đề nghị Chính phủ quan tâm, đánh giá kỹ hơn một số vấn đề khi tăng trưởng GDP Quý I/2023 rất thấp. Các động lực chính của tăng trưởng như xuất khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là sản xuất công nghiệp đều giảm và đang trên đà suy yếu. Chậm giải ngân vốn đầu tư công, thu hút vốn FDI 4 tháng giảm gần 18% so với cùng kỳ trong khi lãi suất cho vay cao.

“Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ nhận diện đầy đủ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế của nền kinh tế, làm rõ nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan, bài học kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội để sớm có giải pháp hữu hiệu khắc phục”, Chủ nhiệm UBKT Quốc hội nhấn mạnh.

Dự báo từ nay đến cuối năm 2023 khó khăn, thách thức sẽ nhiều hơn thời cơ, thuận lợi, ông Vũ Hồng Thanh cho rằng, Chính phủ cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới để có giải pháp chính sách kịp thời. Trong đó chú trọng củng cố, tăng cường nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế trên cơ sở lành mạnh hoá, giữ vững sự phát triển ổn định, an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, trái phiếu DN.

“Chính phủ cần chủ động xem xét tiếp tục hạ lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ tăng trưởng. Đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp đi đôi với kiểm tra, giám sát, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Theo dõi chặt chẽ thị trường, giá cả hàng hóa để có chính sách, giải pháp kịp thời bảo đảm cân đối cung - cầu, điều hành, bình ổn giá phù hợp; bảo đảm cung ứng, lưu thông hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cân đối về điện, than, xăng dầu. Khẩn trương rà soát, sửa đổi những bất cập trong quy định về kinh doanh xăng dầu. Rà soát, sửa đổi cơ chế giá điện cho phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới”, Chủ nhiệm UBKT Quốc hội nêu rõ.

Ngoài ra, Chủ nhiệm UBKT Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ sớm có quyết sách phù hợp về việc công bố tình trạng dịch Covid-19 trong nước. Có phương án để ứng phó tình hình thiên tai, dịch bệnh cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp và có giải pháp hỗ trợ kịp thời cho người lao động thất nghiệp, mất việc làm để bảo đảm an sinh, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống thiên tai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng phục hồi
Kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng phục hồi

VOV.VN - Chính phủ tiếp tục nhất quán, kiên trì, kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng phục hồi

Kinh tế xã hội 2 tháng đầu năm tiếp tục xu hướng phục hồi

VOV.VN - Chính phủ tiếp tục nhất quán, kiên trì, kiên định mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Làm rõ nội dung thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế xã hội
Làm rõ nội dung thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế xã hội

VOV.VN - Các ý kiến cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định cụ thể các trường hợp nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Làm rõ nội dung thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế xã hội

Làm rõ nội dung thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế xã hội

VOV.VN - Các ý kiến cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định cụ thể các trường hợp nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển KT-XH vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Kinh tế-xã hội địa bàn vùng DTTS và miền núi có chuyển biến tích cực, đúng hướng
Kinh tế-xã hội địa bàn vùng DTTS và miền núi có chuyển biến tích cực, đúng hướng

VOV.VN - Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 bước đầu có chuyển biến tích cực, đúng hướng.

Kinh tế-xã hội địa bàn vùng DTTS và miền núi có chuyển biến tích cực, đúng hướng

Kinh tế-xã hội địa bàn vùng DTTS và miền núi có chuyển biến tích cực, đúng hướng

VOV.VN - Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 bước đầu có chuyển biến tích cực, đúng hướng.