TP.HCM kiên trì với mức tăng trưởng khoảng 9% trong giai đoạn 2025-2030

VOV.VN - TP.HCM là đầu tàu, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại lớn nhất cả nước, là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trái tim của Đông Nam bộ. Sự phát triển của TP.HCM sẽ giúp thúc đẩy mạnh mẽ cả nước đi lên khi theo thống kê, cứ GRDP TP tăng 1% thì GDP tăng 0,18%. Tuy nhiên, đầu tàu cả nước này đang dần bị chững lại, tỷ trọng đóng góp vào cả nước sụt giảm.


Đầu tàu đang bị xói mòn

TS Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright đánh giá, nhìn vào kinh tế của TP.HCM trong tổng thể kinh tế vùng Đông Nam Bộ so với cả nước thì năng lực cạnh tranh cũng như vị thế của TP đang bị xói mòn dần trong hai thập kỷ vừa qua, cả về đóng góp vào GDP, tỷ trọng vào ngân sách và đặc biệt là xuất khẩu.

Nếu như 5 năm trước, tỷ trọng đóng góp về xuất khẩu của khu vực Đông Nam Bộ vẫn chiếm khoảng trên 50% xuất khẩu của cả nước thì đến nay chỉ còn khoảng 1/3, trong khi Đồng bằng sông Hồng đã đóng góp hơn 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Nhìn rộng ra, so với các đô thị lớn như Kuala Lumpur (Malaysia) hay Bangkok (Thái Lan) thì TP cũng không thật sự có được năng lực cạnh tranh, và rõ ràng là “vị thế của TP.HCM đang bị thách thức cả từ bên trong và bên ngoài, rất cần có giải pháp khôi phục".

Ngoài ra, mô hình tăng trưởng của thành phố đang không còn nhiều động lực mà đã chạm ngưỡng, không chỉ là tăng trưởng kinh tế mà cả mô hình phát triển, bao gồm các trụ cột về môi trường, xã hội.

Đặc biệt, trong cấu trúc kinh tế hiện nay của TP.HCM có sự suy giảm của sản xuất công nghiệp với tỷ trọng chỉ chiếm khoảng 24% GRDP. Theo TS Vũ Thành Tự Anh, đây là tình trạng “giải công nghiệp hóa sớm” và nếu TP.HCM muốn nhanh chóng thoát ra bẫy thu nhập trung bình, duy trì tốc độ tăng trưởng 9 - 9,5% trong giai đoạn 2021 – 2030 thì phải xem công nghiệp là "mặt trận" hàng đầu.

“Chúng ta đều nhìn thấy dịch vụ và thương mại rất quan trọng nhưng nền tảng dịch vụ thương mại hiện tại của TP chưa vững chắc để đưa thành phố đi đến một giai đoạn phát triển mới, đạt được mức độ tăng trưởng 9 - 9,5%. Vì vậy tôi vẫn tin là không thể nào bỏ công nghiệp, vấn đề là công nghiệp nào và chúng ta thực hiện nó ra sao?”, TS Vũ Thành Tự Anh cho biết.

TP.HCM kiên trì mục tiêu tăng trưởng 9%

Còn theo PGS – TS Trần Hoàng Ngân, đại biểu Quốc hội, Trợ lý Bí thư Thành ủy TP.HCM, những gì mà TP.HCM đã và đang làm, đã đạt được tương thích với bối cảnh. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa như kỳ vọng.

Theo PGS Trần Hoàng Ngân, để xây dựng được định hướng phát triển trong thời gian tới thì phải căn cứ vào ba yếu tố. Thứ nhất, cơ sở chính trị chính là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, của Đảng bộ TPHCM, các nghị quyết gần đây của Bộ Chính trị như Nghị quyết 24, 31… Thứ hai là về pháp lý, hệ thống pháp luật hiện hành, thể chế vượt trội mà TP đang thực hiện như Nghị quyết 98; và cuối cùng là cơ sở định hướng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, cần phải định vị được TP.HCM ở đâu so với các TP trong khu vực để có giải pháp thích hợp. TP đang thực hiện Nghị quyết 98 với nhiều thể chế vượt trội nhưng cũng cần sớm có Luật đô thị đặc biệt. TP cần phải phát triển hạ tầng đô thị và hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển nguồn nhân lực.

Đặc biệt, ông Trần Hoàng Ngân cho rằng, nếu TP.HCM có thể giải ngân được khoảng 170.000 tỷ đồng vốn đầu tư công đến cuối năm 2025 thì sẽ có được kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội tương đối đồng bộ để làm bệ phóng cho giai đoạn 2026 – 2030.

“Tôi nghĩ rằng với vai trò của nhà nước nếu chúng ta tạo được một thể chế, một kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao, chăm sóc y tế, sức khỏe tốt, tạo được tình hình an ninh chính trị an toàn thì chắc chắn đầu tư vào thành phố sẽ vượt trội”, PGS Trần Hoàng Ngân khẳng định.

Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi khẳng định, giai đoạn 2025-2030, TP.HCM kiên trì với mức tăng trưởng khoảng 9%. Như vậy, thành phố phải tiến hành hàng loạt công việc, huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Muốn vậy, phải có một thể chế phù hợp, cơ chế chính sách để thu hút đầu tư, nâng cao năng lực hấp thụ vốn đầu tư thông qua cải cách mạnh mẽ của bộ máy, đội ngũ.

Bên cạnh đó là tái cơ cấu nền kinh tế của thành phố theo hướng công nghệ cao, dịch vụ hiện đại, giá trị gia tăng cao. Đồng thời, chọn trọng tâm, công việc, dự án cụ thể để tập trung thực hiện từ nay đến cuối nhiệm kỳ và cho nhiệm kỳ kế tiếp. Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng các mục tiêu rất thách thức và cần có quyết tâm chính trị mạnh mẽ, xác định được trọng tâm và có giải pháp đột phá, đồng bộ mới đạt được kết quả như kỳ vọng. “Tôi rất tự tin TP có đủ điều kiện để thực hiện”, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Thuận lợi là hiện nay, TP.HCM đang nhận được sự quan tâm, chỉ đạo và hỗ trợ rất rốt ráo của Trung ương trong giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Nghị quyết 98 đang được chạy với tốc độ kỷ lục. Qua đó, TP đang dần gỡ bỏ các rào cản để tự tin tăng tốc. Trước mắt, TP quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2024 từ 7,5-8% theo chỉ đạo của Thủ tướng để tạo bước chạy đà cho các năm sau.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM một năm triển khai Nghị quyết 98: Nhìn lại để bước nhanh hơn
TP.HCM một năm triển khai Nghị quyết 98: Nhìn lại để bước nhanh hơn

VOV.VN - Nghị quyết 98 mở ra triển vọng hình thành khung thể chế phân cấp phân quyền, thể chế tương đối rõ, từng bước hình thành chính quyền đô thị, từng bước xây dựng nền công vụ hiệu lực hiệu quả.

TP.HCM một năm triển khai Nghị quyết 98: Nhìn lại để bước nhanh hơn

TP.HCM một năm triển khai Nghị quyết 98: Nhìn lại để bước nhanh hơn

VOV.VN - Nghị quyết 98 mở ra triển vọng hình thành khung thể chế phân cấp phân quyền, thể chế tương đối rõ, từng bước hình thành chính quyền đô thị, từng bước xây dựng nền công vụ hiệu lực hiệu quả.

Ông Phan Văn Mãi: “TP.HCM cần cơ chế vượt trội để xây dựng 510 km tuyến metro”
Ông Phan Văn Mãi: “TP.HCM cần cơ chế vượt trội để xây dựng 510 km tuyến metro”

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối Vùng Đông Nam Bộ diễn ra sáng nay (10/8), Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hiện thành phố đang nỗ lực để kịp trình đề án phát triển đường sắt đô thị TP.HCM theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị vào cuối năm nay.

Ông Phan Văn Mãi: “TP.HCM cần cơ chế vượt trội để xây dựng 510 km tuyến metro”

Ông Phan Văn Mãi: “TP.HCM cần cơ chế vượt trội để xây dựng 510 km tuyến metro”

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối Vùng Đông Nam Bộ diễn ra sáng nay (10/8), Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hiện thành phố đang nỗ lực để kịp trình đề án phát triển đường sắt đô thị TP.HCM theo Kết luận 49 của Bộ Chính trị vào cuối năm nay.

Chủ tịch UBND TP.HCM nhắc nhở nhiều đơn vị về giải ngân đầu tư công
Chủ tịch UBND TP.HCM nhắc nhở nhiều đơn vị về giải ngân đầu tư công

VOV.VN - Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các sở ngành, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương giải quyết nhanh các khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độ giải ngân đầu tư công của thành phố trong năm 2024.

Chủ tịch UBND TP.HCM nhắc nhở nhiều đơn vị về giải ngân đầu tư công

Chủ tịch UBND TP.HCM nhắc nhở nhiều đơn vị về giải ngân đầu tư công

VOV.VN - Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các sở ngành, chủ đầu tư và các đơn vị liên quan phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, khẩn trương giải quyết nhanh các khó khăn, vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độ giải ngân đầu tư công của thành phố trong năm 2024.