Trái cây Bến Tre đang tìm đường vươn ra nhiều quốc gia trên thế giới

VOV.VN - Gần đây, mô hình sản xuất trái cây ở Bến Tre đang có nhiều bước phát triển, nhất là xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới.

Tỉnh Bến Tre có vườn cây ăn trái gần 40.000 ha, là một trong những “vựa” trái cây lớn của vùng ĐBSCL. Gần đây, mô hình sản xuất trái cây ở địa phương này có nhiều bước phát triển, nhất là xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới. Vườn cây ăn trái đã giúp nhiều nông dân vươn lên làm giàu. Phóng viên VOV có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp- PTNT tỉnh Bến Tre về lĩnh vực này.

PV: Thưa ông, xin ông cho biết về tình hình hoạt động thu mua và xuất khẩu trái cây trong những ngày đầu năm mới tại địa phương?

Ông Huỳnh Quang Đức: Năm nay khá thuận lợi hơn năm rồi. Trái cây dịp Tết có giá khá tốt, người sản xuất rất yên tâm.

 Hiện nay, tỉnh Bến Tre đã làm chỉ dẫn địa lý cho bưởi da xanh và dừa xiêm uống nước.

Ví dụ, gần đây trái bưởi da xanh tăng giá, chất lượng hàng hóa cũng tốt được nhiều khách hàng tín nhiệm. Như vậy sức hút của trái cây ở tỉnh Bến Tre rất khả quan. 

Xuất khẩu theo tôi biết là đã có thêm một số thị trường. Như chôm chôm đã xuất qua một số nước châu Âu. Tuy nhiên, thị trường nhiều vẫn là Trung Quốc, hiện nay chúng ta đã bán một số trái cây đặc sản ra Trung Quốc khá tốt.

PV: Vấn đề sản xuất theo chuỗi để đảm bảo các loại trái cây có được chất lượng tốt, nguồn gốc rõ ràng đang được địa phương triển khai như thế nào thưa ông?

Ông Huỳnh Quang Đức: Trong thời gian qua, thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy thì việc thực hiện chuỗi giá trị, chúng tôi có những bước đi khá vững chắc. Mặc dù phía trước còn nhiều khó khăn, quy mô chưa nhiều, nhưng bước đầu đã hình thành những mô hình liên kết theo chuỗi, khá rõ, khá bài bản mang lại lợi ích bước đầu. Như chuỗi bưởi da xanh, chôm chôm, nhãn. Đó là những chuỗi dang hình thành và phát triển khá tốt.

Thông qua sự hình thành và phát triển chuỗi, giữa doanh nghiệp và người dân hiểu biết nhau, gắn bó nhau hơn. Hiện nay có điểm mà chúng tôi cho là khá khích lệ, từ chủ trương của Đảng - Nhà nước thì nhiều doanh nghiệp và người dân đã thay đổi cách nhìn nhận về sản xuất và tự tìm đến với nhau để hình thành chuỗi liên kết. Đó là sự chuyển biến lớn về mặt quan điểm và nhận thức hiện nay”.

Cây chôm chôm được xử lý cho ra hoa nghịch vụ

PV: Những khó khăn trong việc thực hiện vấn đề liên kết sản xuất theo chuỗi cho trái cây hiện nay ở địa phương?

Ông Huỳnh Quang Đức: Hiện nay khó khăn cũng còn nhiều, về phía các nơi sản xuất chúng ta thấy rằng, sản xuất theo tập quán đa phần nông dân chưa có thói quen theo kiểu liên kết. Thứ hai là địa bàn sản xuất rất manh mún, vì vậy liên kết sản xuất, hình thành những khu, vùng nguyên liệu đặc trưng thì gặp rất nhiều khó khăn.

Vấn đề nữa để thực hiện chuỗi thì các doanh nghiệp phải có chiến lược và đủ năng lực để đeo bám, gắn kết trong quá trình thực hiện chuỗi. Tuy nhiên, cái khó là các doanh nghiệp tham gia sản xuất nông nghiệp, không riêng gì Bến Tre mà cả nước, hiện nay tỉ lệ này còn thấp, thành ra đây cũng là khó khăn.

PV: Để nâng cao  giá trị xuất khẩu cho các loại trái cây, các giải pháp thúc đẩy sản xuất chuỗi, xuất khẩu theo đường chính ngạch cần được thực hiện như thế nào trong thời gian tới, thưa ông?

Ông Huỳnh Quang Đức: Chúng ta phải có những bước rất rõ. Thứ nhất là phải quy hoạch lại vùng sản xuất theo hướng chuỗi, hình thành những vùng sản xuất gắn với thị trường. Vấn đề thứ hai là phải áp dụng thực hành nông nghiệp tốt, đó là phải gắn với các tiêu chuẩn sản xuất an toàn, thậm chí sản xuất hữu cơ. Thứ ba là chúng ta phải đặc biệt quan tâm truy xuất nguồn gốc.

Theo đó, tỉnh Bến Tre sẽ đẩy mạnh việc truy xuất nguồn gốc và đồng thời chỉ dẫn địa lý. Hiện nay, tỉnh đã làm chỉ dẫn địa lý trên cây bưởi da xanh và dừa xiêm uống nước. Chúng tôi đang tập trung các giải pháp để phát triển, phát huy vấn đề này. Một vấn đề chúng tôi thấy cũng cần quan tâm đó là cũng có những giải pháp để quảng bá, giới thiệu những trái cây đặc sản của tỉnh Bến Tre thông quá các chương trình triển lãm, hội chợ, phiên giao dịch…

Đây là những vấn đề rất quan trọng để chúng ta giúp cho người tiêu dùng hiểu biết có thói quen, có sự nhận thức tốt về nông sản của Bến Tre để có hướng sử dụng tốt hơn trong nước cũng như xuất khẩu.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bến Tre sẽ xử lý nghiêm trường hợp nuôi tôm biển ngoài vùng quy hoạch
Bến Tre sẽ xử lý nghiêm trường hợp nuôi tôm biển ngoài vùng quy hoạch

VOV.VN - Nuôi tôm biển ngoài vùng quy hoạch tại Bến Tre vẫn tiếp diễn dù các ngành chức năng đã tăng cường tuyên truyền. 

Bến Tre sẽ xử lý nghiêm trường hợp nuôi tôm biển ngoài vùng quy hoạch

Bến Tre sẽ xử lý nghiêm trường hợp nuôi tôm biển ngoài vùng quy hoạch

VOV.VN - Nuôi tôm biển ngoài vùng quy hoạch tại Bến Tre vẫn tiếp diễn dù các ngành chức năng đã tăng cường tuyên truyền. 

Xứ dừa Bến Tre phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Xứ dừa Bến Tre phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

VOV.VN - Bến Tre phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đem lại nguồn ngân sách lớn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Xứ dừa Bến Tre phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Xứ dừa Bến Tre phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

VOV.VN - Bến Tre phát triển du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đem lại nguồn ngân sách lớn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Mưa bão, làng hoa Tết ở Tiền Giang và Bến Tre điêu đứng
Mưa bão, làng hoa Tết ở Tiền Giang và Bến Tre điêu đứng

VOV.VN - Mưa bão đã khiến hàng nghìn chậu hoa kiểng phục vụ Tết ở Tiền Giang và Bến Tre bị vàng lá, phát sinh mầm bệnh.

Mưa bão, làng hoa Tết ở Tiền Giang và Bến Tre điêu đứng

Mưa bão, làng hoa Tết ở Tiền Giang và Bến Tre điêu đứng

VOV.VN - Mưa bão đã khiến hàng nghìn chậu hoa kiểng phục vụ Tết ở Tiền Giang và Bến Tre bị vàng lá, phát sinh mầm bệnh.