Trung Quốc bắt đầu thả nổi lãi suất

VOV.VN - Bước đi này giúp tăng cơ hội tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ.

Trung Quốc đã kết thúc việc kiểm soát lãi suất cho vay ngân hàng kể từ hôm 20/7 nhằm cố gắng tạo ra một hệ thống tài chính theo định hướng thị trường để hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho biết việc thả nổi lãi suất bắt đầu từ hôm 20/7, là nhằm phát triển hơn nữa vai trò cơ bản của việc phân phối thị trường tài nguyên - một biện pháp quan trọng để hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế phát triển.

Những người ủng hộ cải cách nhìn nhận sự kiểm tra lại chính sách lãi suất của Trung Quốc như là một sự thay đổi quan trọng cần có để giữ cho tăng trưởng bền vững. Theo họ, khi thả nổi lãi suất thì các doanh nghiệp nhỏ có thể dễ dàng vay tiền từ ngân hàng hơn. Từ nay, các ngân hàng sẽ tự do định đoạt lãi suất sau khi thương lượng với người vay. 

Ông Dương Tái Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc nói: “Các tổ chức tài chính tư nhân có thể thiết lập giới hạn trần, nhưng các tổ chức tài chính chính thức không thể làm việc này. Thả nổi lãi suất có nghĩa là một khi khách hàng có nhu cầu thì các tổ chức tài chính chính thức có thể đáp ứng các khoản vay cho khách hàng mặc dù rủi ro nhưng lợi nhuận cũng lớn hơn”.

Hiện khách vay chủ yếu của ngân hàng là các ngành công nghiệp nhà nước hơn là các doanh nhân, những người tạo công ăn việc làm mới và của cải cho Trung Quốc. Việc cho phép các ngân hàng thương lượng mức lãi suất với người vay có thể tạo thêm nguồn tín dụng cho các công ty tư nhân./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đồng USD chìm, đồng NDT sẽ thả nổi?
Đồng USD chìm, đồng NDT sẽ thả nổi?

Việc thả nổi đồng NDT có thể sẽ dẫn đến gia tăng mức tiêu thụ của các hộ gia đình ở Trung Quốc, tăng chất lượng đầu tư và giảm lượng tiền tiết kiệm trong nước.

Đồng USD chìm, đồng NDT sẽ thả nổi?

Đồng USD chìm, đồng NDT sẽ thả nổi?

Việc thả nổi đồng NDT có thể sẽ dẫn đến gia tăng mức tiêu thụ của các hộ gia đình ở Trung Quốc, tăng chất lượng đầu tư và giảm lượng tiền tiết kiệm trong nước.