Trung Quốc: Lạm phát tháng 1/2015 thấp nhất trong vòng 5 năm

VOV.VN - Chỉ số giá tiêu dùng của nước này trong tháng 1 năm nay đã tăng 0,8%  là dấu hiệu kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại.  

Lạm phát tiêu dùng hàng năm của Trung Quốc trong tháng 1 vừa qua đã tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm. Trong khi đó, tình trạng giảm phát của các nhà máy ngày càng trầm trọng. 

Cục thống kê quốc gia Trung Quốc ngày 10/2 công bố số liệu cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 1 năm nay đã tăng 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với kỳ vọng 1%. Các nhà kinh tế cho rằng đây là dấu hiệu kinh tế Trung Quốc đang phát triển chậm lại.  

Tuy nhiên, một luồng ý kiến khác cho rằng, chỉ số giá tiêu dùng đầu năm chịu sự ảnh hưởng của sức mua trước mỗi dịp Tết Nguyên đán vốn rơi vào giữa tháng 2 dương lịch năm ngay trong khi năm ngoái Tết Nguyên đán đến từ tháng 1 nên sức mua của tháng 1 năm ngoái vì thế mạnh hơn.

Bên cạnh đó, các nhà phân tích cho rằng tình trạng giảm phát của các nhà máy sản xuất mới là một mối quan ngại lớn hơn. Chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc trong tháng 1 đã khiến nhiều chuyên gia bàng hoàng khi giảm đến 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 0,5% so với dự đoán của họ. Như vậy, tình trạng giảm phát của các nhà máy ở Trung Quốc đang kéo dài đến gần 3 năm.

Giới quan sát nhận định, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đứng trước sức ép ngày càng lớn phải áp dụng thêm các chính sách kích thích tăng trưởng. Theo các chuyên gia, chính phủ Trung Quốc sẽ có thể tiếp tục nới lỏng tiền tệ trong quý I này và Ngân hàng Nhân dân (tức ngân hàng Trung ương) Trung Quốc có thể sẽ giảm lãi suất vào tháng 3 hoặc tháng 4 tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh tới hơn 47% tháng đầu năm
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh tới hơn 47% tháng đầu năm

VOV.VN -Trong tháng 1/2015, Trung Quốc vẫn là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa lớn nhất, với kim ngạch ước đạt 4,2 tỷ USD.

Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh tới hơn 47% tháng đầu năm

Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh tới hơn 47% tháng đầu năm

VOV.VN -Trong tháng 1/2015, Trung Quốc vẫn là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa lớn nhất, với kim ngạch ước đạt 4,2 tỷ USD.

Việt Nam - đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc trong ASEAN
Việt Nam - đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc trong ASEAN

VOV.VN -Năm 2014, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc trong ASEAN, sau Malaysia. 

Việt Nam - đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc trong ASEAN

Việt Nam - đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc trong ASEAN

VOV.VN -Năm 2014, Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 2 của Trung Quốc trong ASEAN, sau Malaysia. 

Ông chủ Alibaba mất ngôi giàu nhất Trung Quốc
Ông chủ Alibaba mất ngôi giàu nhất Trung Quốc

Tài sản của ông chủ Alibaba vừa mất 1,4 tỉ USD sau tin doanh thu của hãng không đạt như dự báo.

Ông chủ Alibaba mất ngôi giàu nhất Trung Quốc

Ông chủ Alibaba mất ngôi giàu nhất Trung Quốc

Tài sản của ông chủ Alibaba vừa mất 1,4 tỉ USD sau tin doanh thu của hãng không đạt như dự báo.

Trung Quốc: Kim ngạch thương mại giảm 4 tháng liên tiếp
Trung Quốc: Kim ngạch thương mại giảm 4 tháng liên tiếp

VOV.VN - Tháng 1/2015 kim ngạch thương mại của nước này giảm tới 10,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 337 tỷ USD.

Trung Quốc: Kim ngạch thương mại giảm 4 tháng liên tiếp

Trung Quốc: Kim ngạch thương mại giảm 4 tháng liên tiếp

VOV.VN - Tháng 1/2015 kim ngạch thương mại của nước này giảm tới 10,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt khoảng 337 tỷ USD.

Việt Nam cần làm gì để giảm lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc?
Việt Nam cần làm gì để giảm lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc?

VOV.VN - Ông Carl Thayer cho biết, Việt Nam khó có thể chấm dứt việc thâm hụt thương mại với Trung Quốc, nhưng sẽ cải thiện được điều này bằng cải cách kinh tế.

Việt Nam cần làm gì để giảm lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc?

Việt Nam cần làm gì để giảm lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc?

VOV.VN - Ông Carl Thayer cho biết, Việt Nam khó có thể chấm dứt việc thâm hụt thương mại với Trung Quốc, nhưng sẽ cải thiện được điều này bằng cải cách kinh tế.