Vách đá tài chính Mỹ càng gỡ càng rối

Đảng Cộng hòa muốn giải quyết bằng cách giảm chi tiêu ngân sách. Trong khi Tổng thống Obama cho rằng, vấn đề không nằm ở các khoản chi tiêu

Tổng thống Obama đau đầu với 'vách đá tài chính'


Ngày 13/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc gặp với Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner để bàn về “vấn đề tài chính” của nước Mỹ.

Tuy nhiên, cuộc gặp vẫn bế tắc khi hai bên không thống nhất được việc tăng thuế đối với thiểu số 2% người giàu nhất nước Mỹ, một “nút thắt” mà Nhà Trắng và phe Cộng hòa cần tháo gỡ nếu muốn nước này tránh được vách đá tài chính. Việc hai bên không tìm được tiếng nói chung khiến vấn đề tài chính Mỹ càng gỡ càng rối.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc gặp, Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner đã từ chối đưa ra lý do mà chỉ bày tỏ thất vọng về các cuộc đàm phán với Nhà trắng nhằm ngăn chặn việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu. Ông Boehner nhấn mạnh: “Đảng Cộng hòa muốn giải quyết vấn đề bằng cách giảm chi tiêu ngân sách quốc gia. Trong khi Tổng thống Obama thì cho rằng, vấn đề không nằm ở các khoản chi tiêu. Đó là lý do tại sao chúng tôi không thể đạt được thỏa thuận. Vấn đề chi tiêu ngân sách quốc gia hiện nay không thể giải quyết được chỉ bằng việc tăng thuế. Câu trả lời đúng đắn hiện nay là phải cắt giảm chi tiêu, giải quyết nợ công trong dài hạn, mở đường cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn”.

Đầu tháng 12 vừa qua, phe Cộng hòa đã gửi cho Nhà Trắng bản đề xuất cắt giảm 2.200 tỷ USD thâm hụt ngân sách trong 10 năm tới, trong đó có 800 tỷ đô la từ cải cách hệ thống thuế và 600 tỷ đô la từ quỹ chăm sóc y tế. Tuy nhiên, đề xuất này ngay lập tức đã bị Nhà Trắng bác bỏ vì không bao gồm việc tăng thuế đối với những người giàu nhất nước Mỹ, một ưu tiên trong kế hoạch cải cách thuế của Nhà Trắng và là vấn đề cơ bản mà Tổng thống Obama tuyên bố sẽ không thỏa hiệp.

Phát biểu trước báo giới, phát ngôn viên Nhà trắng Jay Carney cho biết: “Vẫn còn nhiều rào cản trong quá trình đàm phán. Do đó, quá trình đàm phán sẽ vẫn còn tiếp tục. Chúng tôi khẳng định lại rằng, các thỏa thuận liên quan đến vách đá tài chính Mỹ sẽ chỉ được giải quyết cùng với việc tăng thuế đối với những người giàu nhất nước Mỹ. Đó là điều mà Tổng thống Obama sẽ không bao giờ chấp nhận.”

Theo ước tính, tổng nợ quốc gia của Mỹ tính đến cuối tháng 11/2012 đã lên tới 16.268 tỷ USD, trong khi trần nợ mà Quốc hội cho phép là 16 nghìn 394 tỷ USD.

Các nhà kinh tế lo ngại, nếu các bên không đạt được đồng thuận trước ngày 1/1/2013, nền kinh tế Mỹ có thể sẽ rơi vào suy thoái. Theo kết quả thăm dò dư luận mới đây: 60% người dân Mỹ ủng hộ chủ trương của Tổng thống Obama tăng thuế đối với 2% người giàu nhất nước, chỉ có 38% phản đối chủ trương này. Trong khi, 70% người dân Mỹ muốn Nhà Trắng và Quốc hội gạt bỏ những mâu thuẫn đảng phái để đạt được một giải pháp thỏa hiệp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

FED cảnh báo về mối nguy hiểm của “vách đá tài chính”
FED cảnh báo về mối nguy hiểm của “vách đá tài chính”

(VOV) - Lời cảnh báo của FED đưa ra trong bối cảnh nội bộ chính trị Mỹ tiếp tục căng thẳng.

FED cảnh báo về mối nguy hiểm của “vách đá tài chính”

FED cảnh báo về mối nguy hiểm của “vách đá tài chính”

(VOV) - Lời cảnh báo của FED đưa ra trong bối cảnh nội bộ chính trị Mỹ tiếp tục căng thẳng.

Mỹ đạt một số tiến bộ trong việc ngăn “vách đá tài chính”
Mỹ đạt một số tiến bộ trong việc ngăn “vách đá tài chính”

(VOV) - Các đảng trong Quốc hội đang thảo luận, thu hẹp những bất đồng để tránh tình trạng Mỹ phải quay lại suy thoái.

Mỹ đạt một số tiến bộ trong việc ngăn “vách đá tài chính”

Mỹ đạt một số tiến bộ trong việc ngăn “vách đá tài chính”

(VOV) - Các đảng trong Quốc hội đang thảo luận, thu hẹp những bất đồng để tránh tình trạng Mỹ phải quay lại suy thoái.

Mỹ khó tránh được vách đá tài chính
Mỹ khó tránh được vách đá tài chính

(VOV) - Thời hạn của chương trình tự động tăng thuế đang đến gần, song cả đảng Cộng hòa và Dân chủ vẫn chưa có dấu hiệu nhượng bộ nhau.

Mỹ khó tránh được vách đá tài chính

Mỹ khó tránh được vách đá tài chính

(VOV) - Thời hạn của chương trình tự động tăng thuế đang đến gần, song cả đảng Cộng hòa và Dân chủ vẫn chưa có dấu hiệu nhượng bộ nhau.