Vào TPP, GDP Việt Nam tăng chủ yếu nhờ tiêu dùng và đầu tư?
VOV.VN -Theo dự báo của VEPR, khi TPP được ký kết, tăng GDP thực tế của Việt Nam đạt được chủ yếu do gia tăng mạnh trong tiêu dùng và đầu tư.
Dự báo những tác động của Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với kinh tế Việt Nam, Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2015, do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa công bố, có nhận định: Lợi ích tham gia TPP đối với Việt Nam là tích cực và mang tính nền tảng, tác động đến cấu trúc nền kinh tế thông qua ảnh hưởng khác nhau giữa các ngành và lĩnh vực. Lợi ích từ TPP sẽ lớn hơn nếu gỡ bỏ ràng buộc lên các yếu tố sản xuất căn bản nhƣ vốn, lao động, đất đai, quan hệ mật thiết tới cách cách hành chính và cải cách thể chế.
Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu hàng thâm dụng lao động
TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, khẳng định: “Hội nhập luôn mang lại cả cơ hội và thách thức cho các nước tham gia, và ảnh hướng gián tiếp tới cả những nước không tham gia qua quá trình này”. Với hiệp định TPP, sau 19 vòng đàm phán chính thức, nhiều nội dung đã được thống nhất.
Nhìn từ góc độ thương mại Việt Nam – TPP, TS Thành cho hay: Về xuất khẩu, liên tục tăng nhanh, tuy nhiên tỷ trọng lại không ổn định, hiện ở mức 38-39% tổng xuất khẩu sau khi đạt đỉnh lên tới khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Mỹ và Nhật hiện là 2 thị trường chính của hàng xuất khẩu Việt Nam sang các nước TPP.
Ở chiều nhập khẩu, tỷ trọng nhập khẩu từ TPP giảm dần (23% tổng nhập khẩu năm 2014), thay vào đó là nhập khẩu từ Trung Quốc (29,6%). Đối tác chính là Malaysia, Singapore, Nhật Bản và Mỹ.
Trong cơ cấu thương mại Việt Nam-TPP, xuất khẩu tập trung vào những mặt hàng thâm dụng lao động như quần áo và may mặc, giày dép, đồ nội thất,.. Còn nhập khẩu chủ yếu nhập khẩu các máy móc, thiết bị điện; dầu khoáng và các sản phẩm phân tách của chúng (chiếm 35% nhập khẩu từ TPP).
Ngoài ra, còn một số mặt hàng chính khác như nhựa, sắt thép và các sản phẩm của nó,.. từ Nhật Bản; ngũ cốc từ Australia; phế liệu từ công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc từ Canada…
Một điểm nhấn quan trọng nữa, theo VEPR, nhập khẩu của Việt Nam từ TPP chiếm khoảng 25% tổng nhập khẩu ở mức khoảng 30 tỷ USD, thuế suất trung bình là 4,9%. Các mặt hàng chính là hóa chất và kim loại và các sản phẩm công nghiệp khác.
Trong thương mại với các nước TPP, mặt hàng xuất khẩu chính là may mặc (khoảng 7,3 tỷ USD) với mức thuế phải chịu khá cao (10,8%). Mức chịu thuế cao nhất nằm ở mặt hàng gạo (33,5%) và sản phẩm sữa (22,3). Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của 2 mặt hàng này lại không đáng kể. Trong khi đó, hàng rào thương mại dịch vụ, chi phí đợi nhập khẩu là các rào cản khó có thể được dỡ bỏ hoàn toàn do có những rào cản tự nhiên, như bất đồng ngôn ngữ.
3 kịch bản tác động TPP tới kinh tế Việt Nam
Theo VEPR, khi TPP chính thức được ký kết, có thể xảy ra 3 kịch bản: Thứ nhất, dỡ bỏ hoàn toàn thuế quan giữa các nước TPP; Thứ 2, những nội dung kịch bản thứ nhất cộng cắt giảm hàng rào phi thuế quan cho các nước TPP. Thứ 3, cộng cắt giảm hàng rào phi thuế quan cho các nước, khu vực.
TS Lê Đăng Doanh: Cần sự chuyển biến mạnh của doanh nghiệp tư nhân và kinh tế hộ gia đình
Cơ cấu kinh tế của Việt Nam để bước vào hội nhập có nhiều điểm rất đặc biệt. Số liệu Tổng Cục Thống kê cho thấy, tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp nhà nước vẫn rất lớn, lên tới 33% GDP; kinh tế hộ gia đình trên 33% trong khi tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp tư nhân có đăng ký chỉ 11,2%... “Tỷ lệ đóng góp của kinh tế hộ gia đình lớn như vậy thì Việt Nam sẽ chuẩn bị cho hội nhập thế nào”? – Ông Doanh đặt câu hỏi.
Theo TS Lê Đăng Doanh, nếu chỉ xét trong nội bộ nền kinh tế, kinh tế hộ gia đình rất năng động, nhưng họ lại thường làm ăn nhỏ lẻ, không có chuyên môn, không được đào tạo bài bản, vốn cũng ít… Do đó, để hội nhập, để cạnh tranh với khu vực và quốc tế, đòi hỏi phải có một sự chuyển biến hết sức mạnh mẽ. Nếu không có sự chuyển biến này, đây sẽ là một thách thức rất lớn đối với quá trình hội nhập của Việt Nam”.
Đặc biệt, trong kịch bản thứ 3, khi hàng rào phi thuế quan cũng được cắt giảm với tất cả các nước thì cả các nước ngoài TPP cũng được hưởng. Mức tăng GDP thực tế của Việt Nam đạt được chủ yếu do gia tăng mạnh trong tiêu dùng và đầu tư.tăng GDP thực tế của Việt Nam đạt được chủ yếu do gia tăng mạnh trong tiêu dùng và đầu
Trong kịch bản thứ 2, đầu tư và tiêu dùng tăng tương ứng 9,18% và 5,06% kết hợp với chỉ tiêu công tăng 0,15%. Xuất khẩu giảm nhẹ 1,93% trong khi nhập khẩu tăng mạnh nhất 11,17% giúp GDP thực tế tăng được 1,32%.
“Việt Nam có mức tăng đầu tư nổi bật nhất so với các nước còn lại, việc gia nhập TPP sẽ giúp thúc đẩy sự hình thành vốn cố định của Việt Nam”- TS Thành lưu ý.
Việc tham gia TPP sẽ giúp Việt Nam thay đổi trong kim ngạch thương mại, nhập khẩu. Từ đó, Việt Nam trở thành nước có mức tăng nhập khẩu lớn nhất 11% với giá trị tăng thêm khoảng 13,3 tỷ USD. Trong khi đó Nhật Bản là nước có lượng tăng nhập khẩu lớn nhất với hơn 33 tỷ USD.
Ngược lại, xuất khẩu sụt giảm từ 2,2-3,1 tỷ USD tuỳ từng kịch bản và có sự dịch chuyển dòng xuất khẩu từ các nước ngoài TPP sang các nước TPP.
Nguyên nhân của sự sụt giảm xuất khẩu, theo VEPR, do việc dỡ bỏ thuế quan và sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài và nội địa khiến giá thế giới giảm. Sự không linh hoạt của các nguồn lực dẫn tới không phát huy tối đa hiệu quả của tự do hoá thương mại.
Trong bối cảnh đó, tiêu dùng trong nước sẽ có sự tăng mạnh, khoảng 6,9 tỷ USD trong khi đó sản xuất tăng yếu chỉ 2,4 tỷ USD dẫn tới thiếu nguồn cung xuất khẩu.
Với những kịch bản này, VEPR đề xuất cần thiết phải tiến hành cải cách thể chế tự do hoá thị trường các yếu tố đầu vào. Áp dụng hợp lý các biện pháp nhằm cân bằng cán cân ngân sách khi thu từ thuế quan sẽ bị sụt giảm. Đồng thời, cần có những chính sách hỗ trợ hợp lý để thúc đẩy phát triển những ngành có lợi thế so sánh.
Tăng cường nghiên cứu các hàng rào kỹ thuật hợp lý khi hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ. Cần thu hút, sử dụng hiệu quả dòng vốn đầu tư tăng thêm bao gồm cả đầu tư nước ngoài và trong nước./.