Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Đông-Bắc Phi

VOV.VN - Diễn đàn hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác Trung Đông-Bắc Phi sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 4-5/11/2013.

Diễn đàn do Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan tổ chức.

Đây là lần đầu tiên một sự kiện có quy mô lớn về thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các nước khu vực Trung Đông – Bắc Phi được tổ chức tại Việt Nam.

Quan hệ Việt Nam với Trung Đông-Bắc Phi là quan hệ truyền thống

Trung Đông-Bắc Phi là khu vực rộng lớn, trải dài từ Iran, qua Vịnh Ba Tư, bán đảo Arab, ờ Đông Địa Trung Hải, tới Tây Bắc Phi và bờ Nam Địa Trung Hải, nằm án ngữ ba châu lục Á-Âu-Phi.

Đây là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản, nhất là về dầu lửa và khí đốt (chiếm 60% trữ lượng dầu thế giới; 45% trữ lượng khí đốt thế giới). Khu vực này còn là một thị trường lớn với hơn 520 triệu dân, nhiều nước có tiềm năng về kinh tế, nguồn dự trữ ngoại tệ dồi dào, có nhu cầu hàng hóa đa dạng và phù hợp với cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trong chuyến thăm Algeria năm 2010 (Ảnh: TTXVN)

Mặc dù cách xa nhau về địa lý, song Việt Nam và các quốc gia Trung Đông-Bắc Phi từ lâu đã có mối quan hệ hợp tác và hữu nghị truyền thống, được thử thách và vun đắp qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm của lịch sử. Với nền tảng vững chắc đó, quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia trong khu vực trong những năm qua đã có nhiều phát triển đáng ghi nhận.

Năm 1958, Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận Chính phủ lâm thời Algeria. Cùng trong năm 1958, phái đoàn Chính phủ lâm thời Cộng hòa Algeria và phái đoàn Quân đội giải phóng dân tộc Algeria thăm hữu nghị chính thức Việt Nam và được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp. Năm 1974, Tổng thống Algeria Houari Boumédienne đã sang thăm Việt Nam bày tỏ đoàn kết, ủng hộ cách mạng Việt Nam. Cùng năm đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm Algeria.

Tháng 3/1961, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao với Morocco, nước đầu tiên Việt Nam có quan hệ cấp Nhà nước ở khu vực. Sau đó Việt Nam tiếp tục thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước khu vực Trung Đông-Bắc Phi như Algeria (1962), Syria (1966); Iraq (1968), Iran (1973), Oman (1992), Israel, các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Qatar (1993), Benin (1999)…

Trọng tâm của quan hệ giữa Việt Nam và khu vực Trung Đông-Bắc Phi trước kia với mục đích đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, sau này chú trọng phát triển ở hợp tác ở lĩnh vực kinh tế-thương mại.

Phát triển lĩnh vực chính trị và thương mại

Từ đầu thập kỷ 1990 trở lại đây, việc trao đổi các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên được tiến hành thường xuyên. Về phía Việt Nam, nổi bật là các chuyến thăm của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công thăm Algeria (1990); Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm Iran (1994), Kuwait và Syria (1995); Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình thăm Algeria (1994, 1998); Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Algeria (1999), thăm Iran (2002); Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải thăm Morocco (2004); Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An thăm Algeria, Morocco và Tunisia(2005); Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Kuwait và Qatar (2009); Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm Saudi Arabia, Tunisia và Algeria (2010)…

Bộ trưởng Tài chính Saudi Arabia Ibrahim hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Việt Nam (Ảnh: TTXVN)


Về phía các nước trong khu vực Trung Đông-Bắc Phi, phải kể đến các chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Algeria Zeroual (1996) và Abdel Aziz Bouteflika (2000); Tổng thống Sudan Oman Hassan Al Bashir (1995); Tổng thống Iran A.H.Rafsanjani (1995) và Mahmoud Ahmadinejad (2012); Chủ tịch Quốc hội Iran Akbar Nateq (1998); Thủ tướng Kuwait Nasser Al Mohammed Bin Rashid AlMakhtoum (2007); các chuyến thăm của Chủ tịch PLO Yasser Arafat (lần cuối cùng năm 2001); Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas; Thủ tướng Morocco Abbas El Fassi(2008); Tổng thống Israel Shimon Peres (2011);  Thủ tướng Qatar Hamas Bin Jasim Bin Jaber Al Thani (2008), Quốc vương Qatar Hamas Bin Khalifa Al Thani (2012)…

Nhiều nước Trung Đông-Bắc Phi đã ủng hộ Việt Nam gia nhập WTO (2007), ứng cử làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009…

Việt Nam đã ký nhiều thỏa thuận hợp tác với các nước Trung Đông-Bắc Phi, trong đó đã thiết lập 14 cơ chế Ủy ban hỗn hợp/Ủy ban hợp tác liên Chính phủ và 12 cơ chế tham khảo chính trị với Bộ Ngoại giao các nước khu vực.

Về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực tăng trưởng mạnh. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng từ 889 triệu USD năm 2002 lên 7,4 tỷ năm 2012, trong đó các đối tác lớn nhất là Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất, Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Kuwait…

Trong lĩnh vực đầu tư, một số quốc gia vùng Vịnh đang tích cực tham gia vào nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam như khu Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (Kuwait), Tổ hợp hóa dầu Long Sơn (Qatar), Khách sạn Hạ Long Star, Cảng container Hiệp Phước tại Thành phố Hồ Chí Minh (UAE), Nhà máy thép tiền chế Zamil Steel (Saudi Arabia)...

Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng đã triển khai các dự án đầu tư ở khu vực, trong đó đáng chú ý có dự án thăm dò và khai thác dầu khí của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại Algeria với tổng số vốn trên 200 triệu USD. Trong lĩnh vực lao động, Việt Nam hiện có trên 26.000 lao động đang làm việc tại một số nước trong khu vực.

Trên cơ sở mối quan hệ tốt đẹp đó, Diễn đàn đàn hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác Trung Đông-Bắc Phi là một trong những sự kiện kinh tế đối ngoại quan trọng của Việt Nam trong năm 2013.

Diễn đàn thể hiện sự quan tâm, nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế giữa Việt Nam – Trung Đông – Bắc Phi vì sự phát triển và thịnh vượng chung.

Diễn đàn lần này là nơi các nhà hoạch định chính sách của hai bên có thể gặp gỡ, trao đổi, xác định phương hướng, lĩnh vực hợp tác kinh tế ưu tiên và đề ra các chủ trương, biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam và các nước Trung Đông - Bắc Phi.

Dự án lọc dầu Nghi Sơn, biểu tượng hợp tác giữa Việt Nam và Kuwait (Ảnh: Nhật Bắc)


Bên cạnh đó, Diễn đàn được tổ chức nhằm giới thiệu với các nước Trung Đông-Bắc Phi chính sách kinh tế và các cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam; đồng thời giúp các Bộ, ngành, doanh nghiệp ta tìm hiểu chính sách kinh doanh, đầu tư, lao động… của các đối tác tại khu vực, qua đó nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế với khu vực. 

Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp hai bên tiếp xúc, thiết lập các quan hệ đối tác cũng như ký kết các thoả thuận, hợp tác kinh doanh cụ thể. Thành công của Diễn đàn sẽ tạo bước đột phá, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước Trung Đông-Bắc Phi tiếp tục phát triển mạnh, nhất là kinh tế - thương mại - đầu tư.

Trong thời gian diễn ra Diễn đàn sẽ có các cuộc cuộc gặp, tiếp xúc song phương của các đoàn các nước với các địa phương, Bộ, ngành của Việt Nam. Bên cạnh đó, các đoàn doanh nghiệp Trung Đông-Bắc Phi sẽ thăm quan các cơ sở kinh tế của Việt Nam theo đăng ký với Ban Tổ chức; gặp gỡ giữa doanh nghiệp hai bên, triển lãm doanh nghiệp Việt Nam và Trung Đông-Bắc Phi nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh và đầu tư./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại Việt Nam-Châu Phi-Trung Đông
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại Việt Nam-Châu Phi-Trung Đông

(VOV) -Châu Phi và Trung Đông đang là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại Việt Nam-Châu Phi-Trung Đông

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại Việt Nam-Châu Phi-Trung Đông

(VOV) -Châu Phi và Trung Đông đang là thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam.

Tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam và Trung Đông-Bắc Phi
Tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam và Trung Đông-Bắc Phi

VOV.VN - “Diễn đàn hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác Trung Đông-Bắc Phi” sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 4-5/11/2013.

Tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam và Trung Đông-Bắc Phi

Tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam và Trung Đông-Bắc Phi

VOV.VN - “Diễn đàn hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác Trung Đông-Bắc Phi” sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 4-5/11/2013.

Trung Đông và châu Phi- thị trường tiềm năng của Việt Nam
Trung Đông và châu Phi- thị trường tiềm năng của Việt Nam

Đây là hai khu vực đang nổi lên là thị trường xuất khẩu đầy triển vọng với nhu cầu nhập khẩu rất lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam…

Trung Đông và châu Phi- thị trường tiềm năng của Việt Nam

Trung Đông và châu Phi- thị trường tiềm năng của Việt Nam

Đây là hai khu vực đang nổi lên là thị trường xuất khẩu đầy triển vọng với nhu cầu nhập khẩu rất lớn các mặt hàng nông sản của Việt Nam…

Xuất khẩu nhựa sang Trung Đông, châu Phi
Xuất khẩu nhựa sang Trung Đông, châu Phi

Một số doanh nghiệp tăng từ 20-30% đơn hàng xuất khẩu do duy trì được đơn hàng ổn định ở châu Âu và bước đầu xuất sang các thị trường Trung Đông, châu Phi

Xuất khẩu nhựa sang Trung Đông, châu Phi

Xuất khẩu nhựa sang Trung Đông, châu Phi

Một số doanh nghiệp tăng từ 20-30% đơn hàng xuất khẩu do duy trì được đơn hàng ổn định ở châu Âu và bước đầu xuất sang các thị trường Trung Đông, châu Phi

Thúc đẩy thương mại với khu vực Trung Đông và châu Phi
Thúc đẩy thương mại với khu vực Trung Đông và châu Phi

Ước tính cả năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu  Phi, Tây Á, Nam Á đạt 3,2 tỷ USD, tăng 86% so với năm 2007.

Thúc đẩy thương mại với khu vực Trung Đông và châu Phi

Thúc đẩy thương mại với khu vực Trung Đông và châu Phi

Ước tính cả năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu  Phi, Tây Á, Nam Á đạt 3,2 tỷ USD, tăng 86% so với năm 2007.

Hội thảo giới thiệu về thị trường Trung Đông và châu Phi
Hội thảo giới thiệu về thị trường Trung Đông và châu Phi

Mục đích của buổi Hội thảo nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc có cơ hội tìm hiểu về 2 thị trường Trung Đông và châu Phi. 

Hội thảo giới thiệu về thị trường Trung Đông và châu Phi

Hội thảo giới thiệu về thị trường Trung Đông và châu Phi

Mục đích của buổi Hội thảo nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc có cơ hội tìm hiểu về 2 thị trường Trung Đông và châu Phi. 

Giá dầu lên cao do căng thẳng ở Trung Đông
Giá dầu lên cao do căng thẳng ở Trung Đông

(VOV) -Giá dầu phục hồi do căng thẳng gia tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria,

Giá dầu lên cao do căng thẳng ở Trung Đông

Giá dầu lên cao do căng thẳng ở Trung Đông

(VOV) -Giá dầu phục hồi do căng thẳng gia tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria,

9 tháng, thương mại Việt Nam-Trung Đông đạt 4,86 tỷ USD
9 tháng, thương mại Việt Nam-Trung Đông đạt 4,86 tỷ USD

(VOV) - Mức kim ngạch này tăng 30% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam 3,03 tỷ USD, tăng 73%.

9 tháng, thương mại Việt Nam-Trung Đông đạt 4,86 tỷ USD

9 tháng, thương mại Việt Nam-Trung Đông đạt 4,86 tỷ USD

(VOV) - Mức kim ngạch này tăng 30% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam 3,03 tỷ USD, tăng 73%.

Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông 4,2 tỷ USD
Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông 4,2 tỷ USD

(VOV) - Xuất khẩu sang một số thị trường chính như UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Israel, Iraq cả năm 2012 ước đạt khoảng 4 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông 4,2 tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu sang Trung Đông 4,2 tỷ USD

(VOV) - Xuất khẩu sang một số thị trường chính như UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Israel, Iraq cả năm 2012 ước đạt khoảng 4 tỷ USD

Diễn đàn kinh tế Việt Nam và các đối tác Trung Đông -Bắc Phi
Diễn đàn kinh tế Việt Nam và các đối tác Trung Đông -Bắc Phi

VOV.VN -  Đây là cơ hội để các doanh nghiệp hai bên tiếp xúc, thiết lập các quan hệ đối tác cũng như ký kết hợp tác kinh doanh.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam và các đối tác Trung Đông -Bắc Phi

Diễn đàn kinh tế Việt Nam và các đối tác Trung Đông -Bắc Phi

VOV.VN -  Đây là cơ hội để các doanh nghiệp hai bên tiếp xúc, thiết lập các quan hệ đối tác cũng như ký kết hợp tác kinh doanh.