Vốn đầu tư phát triển 6 tháng tăng 5,9%

(VOV)-Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 ước tính đạt 448.600 tỷ đồng, bằng 29,6% GDP.

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ KHĐT), vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện 6 tháng đầu năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 448.600 tỷ đồng, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước và bằng 29,6% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 166.100 tỷ đồng, chiếm 37% tổng vốn và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 168.200 tỷ đồng, chiếm 37,5% và tăng 9,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 114.300 tỷ đồng, chiếm 25,5% và tăng 3,9%.

Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước 6 tháng ước tính đạt 88.500 tỷ đồng, bằng 44% kế hoạch năm và giảm 1,9% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, vốn Trung ương quản lý đạt 19.600 tỷ đồng, bằng 41,4% kế hoạch năm và giảm 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Vốn địa phương quản lý đạt 68.900 tỷ đồng, bằng 44,9% kế hoạch năm và tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2012.

Thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/6/2013 đạt 10.472,9 triệu USD, bằng 115,9% cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đăng ký của 554 dự án được cấp phép mới đạt 5812,0 triệu USD, bằng 89,6% số dự án và bằng 103,7% số vốn cùng kỳ năm 2012; vốn đăng ký bổ sung của 217 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước là 4.660,9 triệu USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 6 tháng đầu năm ước tính đạt 5,7 tỷ USD, bằng 105,6% cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6 tháng đầu năm nay tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 9307,7 triệu USD, chiếm 88,9% tổng vốn đăng ký; ngành kinh doanh bất động sản đạt 419,7 triệu USD, chiếm 4%; các ngành còn lại đạt 745,5 triệu USD, chiếm 7,1%.

Cả nước có 44 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cấp phép mới trong 6 tháng đầu năm.

Trong số 41 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp phép mới vào Việt Nam 6 tháng đầu năm, Singapore tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất với 2323 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Liên bang Nga 1015,2 triệu USD, chiếm 17,5%; Nhật Bản 956 triệu USD, chiếm 16,5%; Hàn Quốc 466,8 triệu USD, chiếm 8%; Thái Lan 308,8 triệu USD, chiếm 5,3%./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cắt giảm vốn đầu tư gần 97.000 tỷ đồng
Cắt giảm vốn đầu tư gần 97.000 tỷ đồng

Đến ngày 31/5, các Bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành việc rà soát cắt giảm vốn đầu tư theo Nghị quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ.  

Cắt giảm vốn đầu tư gần 97.000 tỷ đồng

Cắt giảm vốn đầu tư gần 97.000 tỷ đồng

Đến ngày 31/5, các Bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành việc rà soát cắt giảm vốn đầu tư theo Nghị quyết 11 của Thủ tướng Chính phủ.  

Đến năm 2015, phải hoàn thành thoái vốn đầu tư ngoài ngành
Đến năm 2015, phải hoàn thành thoái vốn đầu tư ngoài ngành

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết nêu rõ, đến 2015, các Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải hoàn thành việc thoái vốn đầu tư không thuộc ngành nghề kinh doanh chính theo nguyên tắc thị trường

Đến năm 2015, phải hoàn thành thoái vốn đầu tư ngoài ngành

Đến năm 2015, phải hoàn thành thoái vốn đầu tư ngoài ngành

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết nêu rõ, đến 2015, các Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải hoàn thành việc thoái vốn đầu tư không thuộc ngành nghề kinh doanh chính theo nguyên tắc thị trường

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư nước ngoài
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư nước ngoài

Khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng tốc giải ngân số vốn đăng ký đã cam kết 2,52 tỷ USD.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư nước ngoài

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư nước ngoài

Khối doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng tốc giải ngân số vốn đăng ký đã cam kết 2,52 tỷ USD.