Vũng Tàu khuyến khích chăn nuôi theo chuỗi, quy mô trang trại tập trung

VOV.VN - Những năm gần đây, chăn nuôi đang dần là ngành sản xuất chính của ngành nông nghiệp ở Bà Rịa Vũng Tàu. Người chăn nuôi, các hợp tác xã (HTX) đã hình thành chuỗi sản xuất, hướng tới xây dựng thương hiệu và bước đầu mang lại giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp.

Liên kết và đảm bảo môi trường

Ông Mai Xuân Du, HTX chăn nuôi Hoà Hiệp, huyện Xuyên Mộc cho biết, việc xây dựng thương hiệu được bà con xã viên trong HTX rất coi trọng. Xã viên xác định, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ khó tiếp cận thị trường lớn, bạn hàng lớn nên đòi hỏi người nông dân phải tạo ra chuỗi liên kết từ: con giống, thức ăn, chăm sóc, thú y…

“Để tạo thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi thì người nông dân phải tạo ra chuỗi liên kết, quy trình chăn nuôi cũng phải chặt chẽ hơn, kiểm soát thức ăn, thuốc thú y, an toàn sinh học… từ đó sẽ tạo ra những sản lượng, sản phẩm tốt nhất ra thị trường” - ông Mai Xuân Du nói.

Theo nhiều nông hộ, HTX chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, để đầu ra sản phẩm chăn nuôi được chấp nhận, tiến đến ký hợp đồng liên kết, người chăn nuôi phải tuân thủ quy trình từ khâu chọn giống, nhập chuồng phải có sự kiểm soát chặt chẽ, phải được cơ quan thú y kiểm tra, tiêm vắc xin phòng dịch bệnh.

Bên cạnh đó, các địa phương có ngành chăn nuôi phát triển như huyện: Châu Đức, Xuyên Mộc… đang hướng người dân phát triển chăn nuôi cùng với việc bảo vệ môi trường bằng việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Ông Đỗ Chí Khởi, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Đức cho biết, là một địa bàn có ngành phát triển của tỉnh, hiện người chăn nuôi đã mạnh dạn đầu tư chuồng kín (chuồng lạnh); chăn nuôi heo hạn chế sử dụng nước; sử dụng biogas, sản xuất phân vi sinh và ứng dụng vi sinh trong xử lý chất và nước thải.

“Hiện địa phương cũng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân chăn nuôi theo đúng quy định của Luật. Bên cạnh đó, là tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình chăn nuôi để không ảnh hưởng đến người dân xung quanh. Đồng thời áp dụng công nghệ mới, công nghệ cao vào chăn nuôi để giảm thiểu ô nhiễm môi trường ra bên ngoài” - ông Đỗ Chí Khởi nói.

Sản xuất có trách nhiệm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, toàn tỉnh có 400.000 con heo, 6,7 triệu con gia cầm, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi năm 2023 đạt hơn 47%, vượt chỉ tiêu kế hoạch là 4,2%.

Mặc dù phát triển mạnh nhưng ngành chăn nuôi vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, điều này tạo ra hạn chế trong cạnh tranh. Ngoài ra, do không chủ động được nguồn thức ăn và đầu ra, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không thể cạnh tranh với doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn.

Trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển thương hiệu sản phẩm chăn nuôi trở thành một yêu cầu cấp bách, đòi hỏi người nông dân phải tạo được niềm tin đối với thị trường bằng sản phẩm an toàn, chất lượng.

Theo ông Trần Quốc Vỹ, Trung tâm Khuyến nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ xây dựng thương hiệu, các địa phương thì hỗ trợ công nghệ - thông tin trong việc lưu trữ hoạt động sản xuất, từ đó tạo điều kiện cho việc truy xuất nguồn gốc thuận lợi hơn.

Bên cạnh đó, xây dựng thương hiệu cũng là một trong những yếu tố đảm bảo chuỗi phát triển bền vững, đây là lĩnh vực rất quan trọng và phù hợp với xu hướng toàn cầu.

“Thương hiệu rất là quan trọng, vì người nông dân gắn thương hiệu cho sản phẩm thì sẽ sản xuất có trách nhiệm hơn, người nông dân sẽ bảo vệ thương hiệu của mình nhiều hơn. Thương hiệu cũng làm cho người tiêu dùng an tâm hơn, biết đến sản phẩm nhiều hơn. Tuy nhiên, để xây dựng thương hiệu thì cần quá trình” - ông Trần Quốc Vỹ cho biết.

Theo định hướng phát triển ngành chăn nuôi, thời gian tới tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khuyến khích chăn nuôi theo quy mô trang trại tập trung, đồng thời áp dụng mô hình chăn nuôi tiên tiến theo chuẩn VietGAP ở các vùng đã quy hoạch, trọng tâm là các huyện: Xuyên Mộc, Châu Đức, Đất Đỏ. Đồng thời tỉnh sẽ xem xét, đánh giá hiệu quả kinh tế, tác động của môi trường để có thể nhân rộng mô hình chăn nuôi gia công cho doanh nghiệp trong và ngoài nước, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hàng hóa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ từ khâu sản xuất – thu mua – chế biến – bảo quản – tiêu thụ trên cơ sở ứng dụng kỹ thuật mới và công nghệ cao.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người chăn nuôi mang trứng gà "siêu rẻ" bán trên vỉa hè Hà Nội
Người chăn nuôi mang trứng gà "siêu rẻ" bán trên vỉa hè Hà Nội

VOV.VN - Hà Nội xuất hiện nhiều điểm bán trứng gà tự phát với giá rẻ bất ngờ. Nguyên nhân do đâu?

Người chăn nuôi mang trứng gà "siêu rẻ" bán trên vỉa hè Hà Nội

Người chăn nuôi mang trứng gà "siêu rẻ" bán trên vỉa hè Hà Nội

VOV.VN - Hà Nội xuất hiện nhiều điểm bán trứng gà tự phát với giá rẻ bất ngờ. Nguyên nhân do đâu?

Triển vọng mô hình nuôi tôm đạt 60 tấn/ha/vụ ở Cà Mau
Triển vọng mô hình nuôi tôm đạt 60 tấn/ha/vụ ở Cà Mau

VOV.VN - Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 3 giai đoạn bằng công nghệ tuần hoàn ít thay nước và an toàn sinh học đã được người dân Cà Mau thí điểm thành công. Năng suất mỗi vụ tôm đạt đến 60 tấn/ha.

Triển vọng mô hình nuôi tôm đạt 60 tấn/ha/vụ ở Cà Mau

Triển vọng mô hình nuôi tôm đạt 60 tấn/ha/vụ ở Cà Mau

VOV.VN - Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh 3 giai đoạn bằng công nghệ tuần hoàn ít thay nước và an toàn sinh học đã được người dân Cà Mau thí điểm thành công. Năng suất mỗi vụ tôm đạt đến 60 tấn/ha.

Heo nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam, người chăn nuôi lỗ nặng
Heo nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam, người chăn nuôi lỗ nặng

Có tới 30% lượng thịt lợn nhập lậu được tiêu thụ tại Việt Nam, tương đương 6.000 - 7.000 con lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ được buôn bán trái phép vào Việt Nam mỗi ngày khiến những người chăn nuôi lo lắng.

Heo nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam, người chăn nuôi lỗ nặng

Heo nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam, người chăn nuôi lỗ nặng

Có tới 30% lượng thịt lợn nhập lậu được tiêu thụ tại Việt Nam, tương đương 6.000 - 7.000 con lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ được buôn bán trái phép vào Việt Nam mỗi ngày khiến những người chăn nuôi lo lắng.