Xác định rõ cơ hội và thách thức khi tham gia các cam kết quốc tế

VOV.VN - Việc đánh giá đúng cơ hội và thách thức của các các cam kết quốc tế mới có thể đưa đất nước hội nhập thành công.

Báo cáo tại phiên họp của Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế (BCĐLNKT) diễn ra tại trụ sở Bộ Công Thương chiều 26/8, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú - Tổng Thư ký BCĐLNKT cho biết, thời gian qua, Việt Nam luôn tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, đến nay đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đóng góp vào thành tựu phát triển chung của đất nước.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế phát biểu tại phiên họp.
Quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế đã được mở rộng; hình thành một khung khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch giúp cho các doanh nghiệp tiếp cận được với mặt bằng của thế giới, giúp cho việc quản lý, điều hành kinh tế vĩ mô phù hợp với thông lệ quốc tế, thu hút các dòng đầu tư từ nước ngoài.

Tuy nhiên, một số Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác hội nhập, thiếu chủ động trong việc rà soát nhu cầu hội nhập, phối hợp chưa sát sao trong thực hiện nhiệm vụ. Do đó, trong giai đoạn tới, công tác hội nhập kinh tế quốc tê cần có những thay đổi để phù hợp với tình hình mới.

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Khánh - Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế đã tổng hợp các thành tựu của Đoàn đàm phán của Việt Nam tại đấu trường quốc tế, đến thời điểm này, Việt Nam đã ký kết FTA với hầu hết các khu vực kinh tế lớn trên thế giới, trong đó có những hiệp định mang tầm quan trọng rất lớn như Hiệp định FTA Việt Nam-EU và TPP.

Chủ trì phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ - Trưởng ban chỉ đạo yêu cầu BCĐLNKT cần đánh giá nghiêm túc những cơ hội và thách thức khi tham gia các cam kết quốc tế. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và nhanh chóng như hiện nay, cơ hội rất nhiều song thách thức cũng không ít, chỉ khi nào đánh giá đúng tình hình, thách thức mới có thể vượt qua, những cơ hội mới trở thành hiện thực và đất nước mới có thể hội nhập thành công.

“Việt Nam đang đứng trước nguy cơ trở thành "vùng trũng" tiêu thụ hàng hóa của cộng đồng kinh tế chung ASEAN (AEC). Sau 7 tháng đầu năm 2016, kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam với ASEAN đạt khoảng 22,8 tỷ USD, giảm 3 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, trong đó Việt Nam nhập siêu hơn 3 tỷ USD từ khối này. Với kim ngạch thương mại như thời gian qua, các bộ, ngành cần đánh giá sự chủ động hội nhập, nhất là những bất cập, yếu kém, tồn tại để từ đó định hướng hoạt động cho thời gian tới”, Phó Thủ tướng chỉ rõ.

Tại Phiên họp, các thành viên BCĐLNKT đã thống nhất những nhiệm vụ cụ thể trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới như khẩn trưởng phối hợp hoàn tất thủ tục phê chuẩn và đưa vào thực thi các FTA đã ký kết. Thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế song hành với quá trình cải cách, hoàn thiện thể chế luật pháp, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng các chính sách, cơ chế phù hợp để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp.

BCĐLNKT phối hợp tổ chức nghiên cứu, hướng dẫn các địa phương chế định hóa và cụ thể hóa các cam kết hội nhập kinh tế nhằm cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, phát huy các lợi thế, điều kiện đặc thù của địa phương để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác và tổ chức quốc tế; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tham vấn cho Chính phủ; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền; kiện toàn, hoàn thiện bộ máy…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiện toàn công tác ngoại vụ địa phương để “đón đầu” hội nhập kinh tế
Kiện toàn công tác ngoại vụ địa phương để “đón đầu” hội nhập kinh tế

VOV.VN - Bộ Ngoại giao cùng với các địa phương sẽ xây dựng các chiến lược, kế hoạch liên quan đến hội nhập quốc tế phù hợp với nhu cầu của từng địa phương.

Kiện toàn công tác ngoại vụ địa phương để “đón đầu” hội nhập kinh tế

Kiện toàn công tác ngoại vụ địa phương để “đón đầu” hội nhập kinh tế

VOV.VN - Bộ Ngoại giao cùng với các địa phương sẽ xây dựng các chiến lược, kế hoạch liên quan đến hội nhập quốc tế phù hợp với nhu cầu của từng địa phương.

Hội nhập TPP: Thách thức lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Hội nhập TPP: Thách thức lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ

VOV.VN - Khi Hiệp định TPP có hiệu lực, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng lúc phải lo cạnh tranh mạnh mẽ trong nước cũng như với các doanh nghiệp lớn bên ngoài.

Hội nhập TPP: Thách thức lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Hội nhập TPP: Thách thức lớn với doanh nghiệp vừa và nhỏ

VOV.VN - Khi Hiệp định TPP có hiệu lực, doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng lúc phải lo cạnh tranh mạnh mẽ trong nước cũng như với các doanh nghiệp lớn bên ngoài.

Hội nghị bàn tròn hỗ trợ hội nhập quốc tế của Việt Nam
Hội nghị bàn tròn hỗ trợ hội nhập quốc tế của Việt Nam

VOV.VN -Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với UNDP tổ chức Hội nghị bàn tròn hỗ trợ hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.

Hội nghị bàn tròn hỗ trợ hội nhập quốc tế của Việt Nam

Hội nghị bàn tròn hỗ trợ hội nhập quốc tế của Việt Nam

VOV.VN -Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với UNDP tổ chức Hội nghị bàn tròn hỗ trợ hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn mới.

Các địa phương cần tận dụng tối đa lợi ích của hội nhập quốc tế
Các địa phương cần tận dụng tối đa lợi ích của hội nhập quốc tế

VOV.VN - Cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của địa phương nhằm tận dụng nhằm tối đa lợi ích mà hội nhập quốc tế mang lại.

Các địa phương cần tận dụng tối đa lợi ích của hội nhập quốc tế

Các địa phương cần tận dụng tối đa lợi ích của hội nhập quốc tế

VOV.VN - Cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa của địa phương nhằm tận dụng nhằm tối đa lợi ích mà hội nhập quốc tế mang lại.