Xây dựng thị trường carbon là “cuộc chơi mới”

VOV.VN - Xây dựng thị trường carbon là “cuộc chơi mới”, do đó, Nhà nước phải tạo sân chơi, luật chơi, phân công nhiệm vụ cho từng bộ, ngành và có phân kỳ thí điểm.

Sáng 12/7, tại cuộc họp về Đề án thành lập thị trường carbon (Đề án), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Công Thành cho biết, mặc dù chưa có sự thống nhất trên phạm vi toàn cầu về trao đổi hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon xuyên biên giới, nhưng 82 quốc gia/vùng lãnh thổ đã ký thoả thuận về trao đổi hạn ngạch, tín chỉ carbon. 

Tại Việt Nam, thời gian qua có khoảng 150 chương trình, dự án được cấp 40,2 triệu tín chỉ carbon và thực hiện theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế để trao đổi trên thị trường carbon thế giới.

Dự kiến, trong tháng 7/2024, Bộ TN&MT sẽ hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozone. Dự kiến giai đoạn thí điểm, các cơ sở được phân bổ hạn ngạch thuộc lĩnh vực phát thải lớn như nhiệt điện, sắt, thép, xi măng (tổng số khoảng 100 cơ sở) nằm trong danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải kiểm kê khí nhà kính. 

Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 06/2022/NĐ-CP sẽ có thêm quy định về kiểm kê, thẩm định, phân bổ hạn ngạch phát thải, tổ chức thị trường carbon, hoạt động trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường quốc tế.

Dự kiến, lộ trình triển khai thị trường carbon gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn thí điểm (năm 2025-2027); Giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2028 và giai đoạn sau năm 2030. 

Đề án đưa ra các nhóm giải pháp: Kiểm kê khí nhà kính và phân bố hạn ngạch phát thải khí nhà kính; Quản lý tín chỉ carbon; Hệ thống giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; Quản lý, kiểm tra, giám sát; Nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực. 

Các nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện gồm: Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật; Xây dựng hệ thống giao dịch và tổ chức, vận hành thị trường carbon; Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thị trường carbon cho các đối tượng.

Chủ thể tham gia giao dịch tín chỉ carbon gồm là tổ chức thực hiện chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon trong nước hoặc thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế; tổ chức và cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon; tổ chức hỗ trợ giao dịch. Các giao dịch trên thị trường carbon được thực hiện trên sàn giao dịch theo phương thức tập trung trên nền tảng trực tuyến.

Lãnh đạo Bộ TN&MT đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT), Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông (NN&PTNT) hoàn thành việc ban hành quy định kỹ thuật kiểm kê phát thải khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định cho các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

Các bộ, ngành liên quan khẩn trương ban hành Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thuộc phạm vi quản lý.

Tại cuộc họp, đại diện các bộ, ngành đã nêu những vấn đề phát sinh khi hình thành thị trường carbon, như tạo cung-cầu; đánh giá tác động đối với doanh nghiệp, ngành kinh tế; hàng lang pháp lý...

Theo Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đỗ Thành Trung, xây dựng thị trường carbon là “cuộc chơi mới” mà tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giảm phát thải, tăng hấp thụ khí carbon sẽ được chi trả từ tiền bán hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon. Đây là chi phí lợi nhuận cho từng doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Do đó, Nhà nước phải tạo sân chơi, luật chơi, phân công nhiệm vụ cho từng bộ, ngành và có phân kỳ thí điểm.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cũng cho rằng, mục tiêu chung của Đề án là phát triển thị trường carbon tuân thủ tại Việt Nam; thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam; phát triển nền kinh tế carbon thấp và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. 

Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc phát triển thị trường carbon có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn nhằm thực hiện cam kết của Việt Nam đối với quốc tế về giảm phát thải ròng khí nhà kính, cũng như thích ứng với những chuyển động rất nhanh của các thị trường xuất khẩu lớn, quan trọng đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. 

Ban soạn thảo Đề án cần bổ sung, hoàn thiện, phân tích kỹ lưỡng, toàn diện tình hình khu vực, thế giới và trong nước, làm rõ sự cần thiết của thị trường carbon, bảo đảm chủ động trong thực hiện cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, theo kịp với các tiêu chuẩn kỹ thuật mới liên quan đến khí thải áp dụng cho hàng hoá.

Mục tiêu của Đề án là thực hiện cam kết với quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính, tạo ra dòng tài chính mới cho hoạt động cắt giảm phát thải khí nhà kính, tạo động lực chuyển đổi xanh cho các ngành, lĩnh vực kinh tế tham gia vào thị trường thế giới. Theo đó, việc vận hành thị trường carbon phải theo lộ trình, dưới sự quản lý của Nhà nước phù hợp với năng lực, mức độ phát triển của doanh nghiệp, nền kinh tế, bảo đảm lợi ích quốc gia. 

Trao đổi về những nhiệm vụ cần thực hiện, Phó Thủ tướng cho rằng, trước hết Đề án phải xác định mô hình, tổ chức, hoạt động, quản lý của thị trường carbon do Bộ Tài chính chủ trì, “bài bản đồng bộ, chặt chẽ ngay từ đầu”.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ TN&MT, thực hiện phân bổ hạn ngạch phát thải cho từng lĩnh vực, ngành nghề, doanh nghiệp; hướng dẫn bộ, ngành, doanh nghiệp, tổ chức tư vấn về công thức tính toán, đo đạc, thống kê báo cáo, thẩm định… hạn ngạch phát thải, tín chỉ carbon. Từ đó, các bộ, ngành cụ thể hoá thành quy định kỹ thuật để giám sát hạn ngạch phát thải cũng như kế hoạch giảm phát thải trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

“Đây là vấn đề khó, phức tạp, đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ, thống nhất thực hiện ở phạm vi toàn cầu. Hiện nay, nhiều nước đã thiết lập thị trường carbon, từng bước hình thành hàng rào kỹ thuật, chính sách thuế liên quan đến carbon đối với hàng hoá nhập khẩu. Với tiềm năng lớn về tín chỉ carbon, Việt Nam không thể đứng ngoài”, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình Định hướng tới bán tín chỉ carbon, tạo sinh kế cho người dân vùng núi
Bình Định hướng tới bán tín chỉ carbon, tạo sinh kế cho người dân vùng núi

VOV.VN - Một số huyện miền núi tỉnh Bình Định có diện tích rừng tự nhiên lớn, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng. Tỉnh này hướng đến bảo vệ rừng bền vững và bán tín chỉ carbon.

Bình Định hướng tới bán tín chỉ carbon, tạo sinh kế cho người dân vùng núi

Bình Định hướng tới bán tín chỉ carbon, tạo sinh kế cho người dân vùng núi

VOV.VN - Một số huyện miền núi tỉnh Bình Định có diện tích rừng tự nhiên lớn, người dân sống chủ yếu dựa vào rừng. Tỉnh này hướng đến bảo vệ rừng bền vững và bán tín chỉ carbon.

Xây dựng thị trường tín chỉ carbon: Những yêu cầu đặt ra cho Việt Nam
Xây dựng thị trường tín chỉ carbon: Những yêu cầu đặt ra cho Việt Nam

VOV.VN - Tháng 3/2024, Việt Nam nhận hơn 51 triệu USD (tương đương 1200 tỷ đồng) đầu tiên từ ngân hàng thế giới qua việc bán hơn 10 triệu tấn tín chỉ carbon rừng. Đây là bước khởi đầu trong một thị trường mua bán, trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo vẫn còn nhiều thử thách, gian nan đặt ra.

Xây dựng thị trường tín chỉ carbon: Những yêu cầu đặt ra cho Việt Nam

Xây dựng thị trường tín chỉ carbon: Những yêu cầu đặt ra cho Việt Nam

VOV.VN - Tháng 3/2024, Việt Nam nhận hơn 51 triệu USD (tương đương 1200 tỷ đồng) đầu tiên từ ngân hàng thế giới qua việc bán hơn 10 triệu tấn tín chỉ carbon rừng. Đây là bước khởi đầu trong một thị trường mua bán, trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Tuy nhiên, dự báo vẫn còn nhiều thử thách, gian nan đặt ra.

Trồng lúa giảm phát thải, bán tín chỉ carbon
Trồng lúa giảm phát thải, bán tín chỉ carbon

VOV.VN - Việc phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính đang được Bộ NN&PTNT và các địa phương tích cực triển khai để góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COOP 26 về biến đổi khí hậu, hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. 

Trồng lúa giảm phát thải, bán tín chỉ carbon

Trồng lúa giảm phát thải, bán tín chỉ carbon

VOV.VN - Việc phát triển bền vững ngành lúa gạo, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính đang được Bộ NN&PTNT và các địa phương tích cực triển khai để góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam tại COOP 26 về biến đổi khí hậu, hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.