Xử lý nợ công: Đâu là giải pháp?

VOV.VN -Mấu chốt là cần gia tăng hiệu quả đầu tư công, giảm thâm hụt ngân sách, giảm sự lệ thuộc vào vốn vay bên ngoài…

Không thể tránh nợ công tăng nhanh

Theo ĐBQH Nguyễn Cao Phúc (Đoàn Quảng Ngãi), trong những năm vừa qua, nợ công của nước ta đã tăng khá nhanh. Dự kiến năm 2015 ở mức xấp xỉ 64% GDP, sát với ngưỡng khuyến cáo của các định chế tài chính quốc tế và Quốc hội đã duyệt, đồng thời nghĩa vụ trả nợ cũng tăng nhanh, nguồn trả nợ gặp khó khăn, phải hoán đổi nợ với tỷ lệ khá lớn.

Với thực tế này, ông Phúc cho rằng, bên cạnh những nguyên nhân chủ quan là do hậu quả của việc quản lý nguồn vốn vay chưa chặt chẽ, đầu tư kém hiệu quả từ những năm trước đây, nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng kinh tế thế giới đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế trong nước, làm thu ngân sách sụt giảm, mất cân đối, nhưng chúng ta buộc phải thực hiện chính sách miễn giảm, chính sách kích cầu nhằm khôi phục sản xuất, giải quyết lao động việc làm và ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời, cũng phải dùng một nguồn lực tài chính rất lớn để thực hiện chính sách an sinh xã hội.


Tăng hiệu quả đầu tư công là một cách để giảm áp lực nợ công (Ảnh minh họa: KT)

Bên cạnh đó, một lý do khác, theo ông Phúc, do hệ thống hạ tầng yếu kém cũng bắt buộc phải đầu tư để giải quyết nhu cầu bức xúc của người dân, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Như vậy, “đối với một quốc gia có xuất phát điểm nền kinh tế thấp, hệ thống hạ tầng yếu kém như nước ta, cộng với khủng hoảng tài chính suy thoái kinh tế thế giới thì nợ công tăng nhanh và khó khăn về nguồn trả nợ là điều không thể tránh khỏi”- ông Phúc nhấn mạnh.

Do đó, vấn đề hiện nay, quan điểm của ông Phúc là “chúng ta cần bình tĩnh đối diện với nó bằng giải pháp tăng cường quản lý, có lộ trình giải quyết một cách có hiệu quả, nếu không sẽ ảnh hưởng đến chỉ số tín nhiệm tài chính quốc gia, không yên lòng các nhà tài trợ vốn”.

Cụ thể, ông Phúc đề xuất: Cần tập trung thống nhất một đầu mối quản lý nợ công. Quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc thẩm định, điều kiện cấp bảo lãnh Chính phủ, quản lý và sử dụng vốn vay. Tăng cường công tác thẩm định, cân nhắc kỹ hiệu quả các dự án trước khi quyết định đầu tư, tăng cường quản lý chất lượng, phân kỳ và đẩy nhanh tiến độ đầu tư để các khoản vốn vay sớm phát huy hiệu quả thu hồi vốn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế, rà soát và kiên quyết loại bỏ những dự án không hiệu quả.

Phải giảm áp lực chi ngân sách

Bên cạnh đó, việc quan trọng nữa, ông Phúc đề nghị, cần tập trung chống thất thu, đồng thời rà soát lại các chính sách nhằm giảm áp lực chi cho ngân sách. Thực hiện quyết liệt việc tinh giản bộ máy lão hóa trong hoạt động sự nghiệp. Hợp tác đầu tư công tư, đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn để thu hồi vốn từ các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế để tái đầu tư trả nợ.

Cơ cấu lại thời hạn huy động vốn trong nước phù hợp với nhu cầu sử dụng, để từng bước cân đối nghĩa vụ và nguồn trả nợ. Đồng thời, càng kiểm soát chặt chẽ lạm phát, lãi suất mức thâm hụt của tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối thay vào dự trữ ngoại hối quốc gia để giảm thiểu rủi ro về nợ công.

Trong khi nguồn lực đầu tư còn hạn chế và áp lực trả nợ rất lớn, ông Phúc đề nghị, việc đầu tư cần phải cân nhắc, không đầu tư dàn đều cho nhiều lĩnh vực, nên ưu tiên tập trung bố trí cho các lĩnh vực phát huy hiệu quả, sớm phát huy hiệu quả và tạo nguồn thu cho ngân sách, giải quyết lao động việc làm.

Cho nên, cần ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng, các khu tái định cư cho các khu kinh tế, khu công nghiệp, các dự án trọng điểm đã có tín hiệu đầu tư chắc chắn nhằm kịp thời đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, bồi dưỡng nguồn thu cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta.

Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ dài hạn với lãi suất thấp

Còn theo TS Lê Hải Mơ, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, đầu tư công, nợ công là hậu quả của chính sách vì thế để giải quyết vấn đề thì phải quay lại cái gốc của vấn đề. Đó là cần nhận thức lại vấn đề cho thật đúng (vai trò nhà nước, KTNN, DNNN…); xác định lại căn bản phạm vi, lĩnh vực cần có mặt của KTNN, DN và đầu tư công; chìa khóa giải quyết 2 vấn đề trên là tái cấu trúc cơ bản cơ cấu, qui mô chi NSNN, hệ thống quỹ ngoài ngân sách; thực hiện giới hạn ngân sách cứng về thâm hụt ngân sách nhà nước.

Bởi vì, vừa qua, theo quan sát của TS Mơ, tuy nguồn lực ngân sách cho đầu tư giảm, song đầu tư công đang có xu hướng mở rộng quy mô phát hành TPCP mà bản chất của TPCP chính là bội chi NSNN và nằm trong tổng nợ công.

Do vậy, về giải pháp trực tiếp, TS Mơ đề xuất: Khống chế mức độ thâm hụt ngân sách cứng theo tỷ lệ tương ứng (4-4-3-2%) vào năm 2020; Điều chỉnh nợ công (giảm, tiến tới bỏ hẳn bảo lãnh cho doanh nghiệp, địa phương, vay để lại trước năm 2020). Đồng thời, phát triển thị trường trái phiếu chính phủ dài hạn (10-15 năm) với lãi suất thấp (ổn định vững chắc khuôn khổ vĩ mô, tăng huy đọng vốn bằng VNĐ) giảm sự lệ thuộc vào vốn vay bên ngoài;

Hơn nữa, hiệu quả tái cấu trúc đầu tư công là giải pháp vừa trực tiếp vừa gián tiếp nhưng rất quan trọng để xử lý vấn đề nợ công. Đặc biệt, cần rà soát lại tất cả các khoản thuộc nợ công theo luật, trong toàn bộ hệ thống; Nghiên cứu và định vị lại qui mô, cơ cấu nợ công Việt Nam (trong đó có xem xét nợ của DNNN)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại biểu Quốc hội tìm lời giải cho bài toán nợ công
Đại biểu Quốc hội tìm lời giải cho bài toán nợ công

VOV.VN - Đại biểu Bùi Đức Thụ: Nếu không xử lý quyết liệt thì sự gia tăng nợ công và áp lực trả nợ đến hạn đối với NSNN là rất lớn.

Đại biểu Quốc hội tìm lời giải cho bài toán nợ công

Đại biểu Quốc hội tìm lời giải cho bài toán nợ công

VOV.VN - Đại biểu Bùi Đức Thụ: Nếu không xử lý quyết liệt thì sự gia tăng nợ công và áp lực trả nợ đến hạn đối với NSNN là rất lớn.

 Thủ tướng yêu cầu làm rõ một số vấn đề liên quan đến nợ công
Thủ tướng yêu cầu làm rõ một số vấn đề liên quan đến nợ công

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu như vậy tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 sáng 29/10.

 Thủ tướng yêu cầu làm rõ một số vấn đề liên quan đến nợ công

Thủ tướng yêu cầu làm rõ một số vấn đề liên quan đến nợ công

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu như vậy tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 sáng 29/10.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính công khai về tình hình nợ công
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính công khai về tình hình nợ công

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tài chính sớm làm rõ các con số liên quan để báo cáo Quốc hội và công khai minh bạch trước toàn dân

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính công khai về tình hình nợ công

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính công khai về tình hình nợ công

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Tài chính sớm làm rõ các con số liên quan để báo cáo Quốc hội và công khai minh bạch trước toàn dân

Bộ trưởng Tài chính: Nợ công trong giới hạn cho phép
Bộ trưởng Tài chính: Nợ công trong giới hạn cho phép

VOV.VN -Bộ trưởng mong sự chia sẻ của đại biểu và cử tri. Nợ công hiện nay đang nằm trong giới hạn cho phép nhưng thực tế đang gặp nhiều khó khăn.

Bộ trưởng Tài chính: Nợ công trong giới hạn cho phép

Bộ trưởng Tài chính: Nợ công trong giới hạn cho phép

VOV.VN -Bộ trưởng mong sự chia sẻ của đại biểu và cử tri. Nợ công hiện nay đang nằm trong giới hạn cho phép nhưng thực tế đang gặp nhiều khó khăn.

Nợ công đang rất đáng lo, vượt chi phải biết xấu hổ!
Nợ công đang rất đáng lo, vượt chi phải biết xấu hổ!

VOV.VN - Kỷ luật tài khóa của chúng ta chưa nghiêm, trong lúc ngân sách khó khăn, chỗ nào, ngành nào vượt chi phải biết xấu hổ.

Nợ công đang rất đáng lo, vượt chi phải biết xấu hổ!

Nợ công đang rất đáng lo, vượt chi phải biết xấu hổ!

VOV.VN - Kỷ luật tài khóa của chúng ta chưa nghiêm, trong lúc ngân sách khó khăn, chỗ nào, ngành nào vượt chi phải biết xấu hổ.

Nợ công: Đảm bảo trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn
Nợ công: Đảm bảo trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn

VOV.VN - Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương: Tập trung quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới

Nợ công: Đảm bảo trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn

Nợ công: Đảm bảo trả nợ đầy đủ, không để phát sinh nợ quá hạn

VOV.VN - Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương: Tập trung quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới