Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ giảm sâu

VOV.VN - 7 tháng của năm 2023, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ cả nước giảm sâu. Để giá trị xuất khẩu năm 2023 đạt 17 tỷ USD theo kế hoạch, các hiệp hội, doanh nghiệp mong muốn có những giải pháp kịp thời, phù hợp.

Đây là nội dung trọng tâm tại hội nghị giao ban ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2023, vừa diễn ra tại Bình Dương. 

Xuất khẩu gỗ giảm sâu

Theo Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2022, ngành chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu trên 17 tỷ USD. Con số ấn tượng này đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ 2 châu Á, và thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Thế nhưng, 7 tháng của năm 2023, do ảnh hưởng của các cuộc xung đột trên thế giới, lạm phát toàn cầu tăng cao, các thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chính của Việt Nam tiếp tục thắt chặt. Do đó, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ chỉ đạt 7,8 tỷ USD, chiếm khoảng 45% kế hoạch năm 2023, giảm 25,5% so với cùng kỳ. Các thị trường xuất khẩu chủ lực như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU đều giảm so với cùng kỳ.

Ông Nguyễn Liêm, Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương cho biết, nhiều năm qua, Bình Dương được mệnh danh là “thủ phủ” ngành chế biến gỗ với doanh số xuất khẩu đạt 40-45% cả nước. Năm nay, Bình Dương đang lo ngại doanh số xuất khẩu không đạt khi thị trường chưa có dấu hiệu phục hồi. Do đó, các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng.

Ông Nguyễn Liêm cho biết: “Ngành gỗ tỉnh Bình Dương vận dụng các cơ hội xúc tiến thương mại, giao thương bằng cách tổ chức các hội chợ trong nước, tham gia các hội chợ nước ngoài, đặc biệt là tận dụng những thị trường mà lâu nay ngành gỗ không xâm nhập như Trung Đông. Từ đó sẽ có những đơn hàng, tuy không lớn nhưng đủ để các doanh nghiệp chống chịu trong thời gian này”.

Còn theo hiệp hội gỗ chế biến gỗ các địa phương và doanh nghiệp, trước tình hình như hiện nay rất khó để đoán trước được thị trường xuất khẩu liệu có "ấm" trở lại. Để tăng giá trị xuất khẩu gỗ, đạt mục tiêu đề ra là 17 tỷ USD trong năm 2023 thì cần có sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong việc kết nối giao thương, mở rộng thị trường. 

Tăng cường tiếp thị để tìm thị trường

Trước mong muốn của các hiệp hội, doanh nghiệp, ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, hiện tại, các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam xuất khẩu sản phẩm đến 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hiện nay, yếu tố thị trường là sự quan tâm nhất của ngành gỗ, do đó Hiệp hội đang đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ thông qua việc tổ chức rất nhiều sự kiện, hội chợ để tạo ra môi trường, khả năng tiếp cận thị trường nhằm tăng năng lực bán hàng cho doanh nghiệp. Song song đó, ngành gỗ đang hướng đến các giải pháp thúc đẩy phát triển bền vững.

Theo ông Lập: "Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì ngành gỗ đang tập trung giải quyết vấn đề giải pháp và công nghệ. Vấn đề kỹ thuật và công nghệ là then chốt để nâng cao thương hiệu ngành gỗ, cải thiện năng suất, nâng cao quản trị, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện thị trường như hiện tại để thúc đẩy ngành gỗ phát triển bền vững”.

Chia sẻ những khó khăn của ngành gỗ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị đề nghị Cục Lâm nghiệp nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ về đổi mới công nghệ, thuế và tín dụng cho các làng nghề dừng sử dụng gỗ nguyên liệu nhập khẩu từ các thị trường rủi ro. Chính sách mua sắm công ưu tiên sử dụng sản phẩm đồ gỗ nội thất được chế biến từ gỗ rừng trồng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, gỗ hợp pháp; hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc gỗ nguyên liệu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ đẩy mạnh công tác phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ và xuất khẩu lâm sản.

Thứ trưởng kêu gọi các hiệp hội, doanh nghiệp ngành gỗ tiếp tục duy trì sự đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Doanh nghiệp nên nghiên cứu phối hợp xây dựng các cửa hàng tại các nước xuất khẩu. 

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh: “Để làm được việc này, có thể một doanh nghiệp không làm được nhưng chúng ta có thể liên kết lại trong cùng ngành hàng. Tôi mong rằng, các doanh nghiệp nghiên cứu sử dụng các nguyên liệu trong nước xuất khẩu những sản phẩm ra nước ngoài. Từ đó không chỉ tăng lợi nhuận nhiều hơn mà còn có vai trò quan trọng cho chủ rừng được tiêu thụ gỗ. Các doanh nghiệp tính toán đổi mới công nghệ, từ đó mới giảm giá thành sản xuất, nâng cao chất lượng".

Cùng ngày, tại Trung tâm thương mại thế giới thành phố mới Bình Dương diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ Máy và nguyên liệu gỗ quốc tế Bình Dương 2023. 

Diễn ra đến ngày 12/8, Hội chợ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức với hơn 700 gian hàng của hơn 100 doanh nghiệp trong nước và quốc tế trưng bày, giới thiệu sản phẩm đồ gỗ, máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến trong ngành chế biến gỗ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành dệt may, da giày
Cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành dệt may, da giày

VOV.VN - 7 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 195 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều ngành hàng gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu do tổng cầu trên thế giới giảm, trong đó, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày… có mức sụt giảm nhiều nhất.

Cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành dệt may, da giày

Cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp ngành dệt may, da giày

VOV.VN - 7 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 195 tỷ USD, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm ngoái, nhiều ngành hàng gặp khó khăn về thị trường xuất khẩu do tổng cầu trên thế giới giảm, trong đó, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày… có mức sụt giảm nhiều nhất.

Tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh
Tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh

VOV.VN - 6 tháng năm 2023 đã đi qua - một chặng đường mà đất nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới với nhiều yếu tố bất lợi.

Tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh

Tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh

VOV.VN - 6 tháng năm 2023 đã đi qua - một chặng đường mà đất nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới với nhiều yếu tố bất lợi.

Ngành gỗ nội thất Việt Nam sẽ cán mốc xuất khẩu 14 tỷ USD?
Ngành gỗ nội thất Việt Nam sẽ cán mốc xuất khẩu 14 tỷ USD?

VOV.VN - Ngành gỗ nội thất cần một chiến lược mới, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hơn để phát huy vị thế của quốc gia hàng đầu trong xuất khẩu nội thất. Đây là nội dung được đưa ra tại Diễn đàn Công nghiệp gỗ, nội thất Việt Nam “giữ vị thế - đón cơ hội” do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP.HCM tổ chức chiều 28/7, tại TP.HCM.

Ngành gỗ nội thất Việt Nam sẽ cán mốc xuất khẩu 14 tỷ USD?

Ngành gỗ nội thất Việt Nam sẽ cán mốc xuất khẩu 14 tỷ USD?

VOV.VN - Ngành gỗ nội thất cần một chiến lược mới, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững hơn để phát huy vị thế của quốc gia hàng đầu trong xuất khẩu nội thất. Đây là nội dung được đưa ra tại Diễn đàn Công nghiệp gỗ, nội thất Việt Nam “giữ vị thế - đón cơ hội” do Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP.HCM tổ chức chiều 28/7, tại TP.HCM.

Thông tư 33 kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Thông tư 33 kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

VOV.VN - Hàng của doanh nghiệp nhập khẩu không phải lưu kho quá lâu ở cảng để chờ chứng từ gốc để làm thủ tục. Đây là một trong những nội dung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Thông tư số 33/2023 Quy định về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu của Bộ Tài chính vừa ban hành.

Thông tư 33 kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Thông tư 33 kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

VOV.VN - Hàng của doanh nghiệp nhập khẩu không phải lưu kho quá lâu ở cảng để chờ chứng từ gốc để làm thủ tục. Đây là một trong những nội dung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Thông tư số 33/2023 Quy định về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu của Bộ Tài chính vừa ban hành.