Xúc tiến đầu tư đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết

VOV.VN-Con đường này dài khoảng 100 km, tổng vốn đầu tư 757 triệu USD, dự kiến hoàn thành năm 2019.

Sáng nay (19/9), tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và tập đoàn Bitexco tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết theo hình thức thí điểm hợp tác công tư (PPP). Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và đại diện một số bộ, ngành cùng đông đảo các nhà đầu tư tham dự hội nghị.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu tại hội nghị

Dự án đường cao tốc Dầu Giây -  Phan Thiết dài khoảng 100 km với 4 làn xe kết nối các trung tâm kinh tế từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Phan Thiết. Với tổng vốn đầu tư 757 triệu USD, dự kiến hoàn thành năm 2019. Khi đi vào sử dụng đường cao tốc Dầu Giây -  Phan Thiết đáp ứng lưu lượng vận chuyển cao, góp phần rút ngắn khoảng cách tới các khu công nghiệp, cảng, sân bay cũng như các điểm đến du lịch của vùng duyên hải miền Trung.

Đây là dự án thí điểm hợp tác công tư đầu tiên trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam, trong đó tập đoàn Bitexco là nhà đầu tư thứ nhất, góp 60% vốn; nhà đầu tư thứ hai có tỉ lệ góp vốn 40% sẽ được chọn thông qua đấu thầu quốc tế.

Ông Mark Moseley, Trưởng nhóm công tác của ngân hàng thế giới của dự án này cho biết, cam kết của Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng trong việc bàn giao mặt bằng sạch cho các nhà đầu tư là cơ sở đầu tiên để đảm bảo dự án đúng tiến độ, chất lượng. Ngân hàng thế giới tin tưởng thông qua các chương trình giới thiệu dự án, sẽ chọn được nhà đầu tư thứ hai đủ năng lực cùng Tập đoàn Bitexco hoàn thành dự án và cũng là cơ sở đảm bảo cho sự thành công của mô hình hợp tác công – tư trong đầu tư cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nêu rõ, Việt Nam đang tích cực tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế và vấn đề đầu tư công được Chính phủ đặc biệt quan tâm. Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi để đảm bảo dự án thành công. Với kinh nghiệm và kết quả dự án này, Chính phủ sẽ tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý về hợp tác công tư trong các lĩnh vực khác; mong muốn dự án đường cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết là hình mẫu cho việc hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong thời gian tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơ bản GPMB đường cao tốc Long Thành-Dầu Giây
Cơ bản GPMB đường cao tốc Long Thành-Dầu Giây

Ngoài huyện Thống Nhất, tại huyện Cẩm Mỹ và Long Thành, gần 100% mặt bằng đã được bàn giao cho chủ đầu tư.

Cơ bản GPMB đường cao tốc Long Thành-Dầu Giây

Cơ bản GPMB đường cao tốc Long Thành-Dầu Giây

Ngoài huyện Thống Nhất, tại huyện Cẩm Mỹ và Long Thành, gần 100% mặt bằng đã được bàn giao cho chủ đầu tư.

Sớm giải phóng mặt bằng cao tốc TP HCM-Long Thành-Dầu Giây
Sớm giải phóng mặt bằng cao tốc TP HCM-Long Thành-Dầu Giây

VOV.VN - Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP HCM và tỉnh Đồng Nai hoàn thành chậm nhất trước ngày 1/10/2013.

Sớm giải phóng mặt bằng cao tốc TP HCM-Long Thành-Dầu Giây

Sớm giải phóng mặt bằng cao tốc TP HCM-Long Thành-Dầu Giây

VOV.VN - Công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP HCM và tỉnh Đồng Nai hoàn thành chậm nhất trước ngày 1/10/2013.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Đã có khoảng 100 nhà đầu tư tại các nước trong khu vực quan tâm đến dự án này.

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Đã có khoảng 100 nhà đầu tư tại các nước trong khu vực quan tâm đến dự án này.