Kinh tế tư nhân Việt Nam: Thời điểm vàng để bứt tốc

VOV.VN - Sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân Việt Nam đã vươn lên trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, khu vực này vẫn vướng nhiều rào cản về thể chế, môi trường kinh doanh thiếu bình đẳng và tư duy ngắn hạn khiến cơ hội bứt phá bị bỏ lỡ.

Kinh tế tư nhân vẫn chưa bứt phá như kỳ vọng

Năm 1986, khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân còn bị xem là “yếu tố cần cải tạo”, đối lập với mô hình Nhà nước. Nhưng theo thời gian, tư duy thay đổi. Đến năm 2011, tư nhân được xem là một trong những động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Năm 2017, được nâng tầm thành “động lực quan trọng”, và đến tháng 5/2025, thông qua Nghị quyết 68-NQ/TW, khu vực này chính thức được xác định là “động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế.

Hiện nay, khu vực tư nhân đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách Nhà nước, tạo ra trên 40 triệu việc làm và gần 60% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nhưng theo báo cáo từ Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong 5 tháng đầu năm 2025, có gần 111.800 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, trong khi có 111.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Phía sau những con số này phản ánh thực tế đáng lo về môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn thiếu ổn định và chưa đủ sức hấp dẫn.

Trong khi đó, dù Việt Nam đã tham gia hàng loạt hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng hầu như chỉ mới doanh nghiệp FDI tận dụng được những lợi thế này. Các doanh nghiệp tư nhân trong nước vẫn manh mún, thiếu liên kết, gần như vắng bóng trong chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này cho thấy, kinh tế tư nhân vẫn chưa phát triển như kỳ vọng.

Dù đã có bước tiến lớn về mặt tư duy, hệ thống chính sách và cơ chế hỗ trợ nhưng vẫn chưa đủ mạnh để nâng đỡ kinh tế tư nhân Việt Nam bứt phá. Bởi thủ tục hành chính còn rườm rà, tiếp cận vốn, đất đai còn khó khăn. Nhiều doanh nghiệp vẫn bị làm khó bởi thanh tra, quản lý chồng chéo.

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho hay, phần lớn doanh nghiệp tư nhân thuộc nhóm siêu nhỏ, nhỏ và vừa, với tiềm lực tài chính yếu, trình độ quản trị hạn chế, phần lớn có năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo thấp; năng suất lao động, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh chưa cao; tư duy kinh doanh thiếu tầm nhìn chiến lược, thiếu kết nối với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong tiếp cận nguồn lực, đặc biệt là vốn, công nghệ, đất đai, tài nguyên và nhân lực chất lượng cao. Một số chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp tư nhân Việt Nam chưa thực sự hiệu quả và khó tiếp cận; chi phí kinh doanh còn cao.

Doanh nghiệp tư nhân cần thay đổi tư duy

Nghị quyết 68-NQ/TW do Tổng Bí thư Tô Lâm ký đầu tháng 5/2025 đặt mục tiêu khắc phục các điểm nghẽn đó. Riêng Hà Nội đã đặt mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân đóng góp 55–60% GRDP, 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số toàn diện, và ít nhất 50% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo.

Nhưng để hiện thực hóa những mục tiêu đó, không thể thiếu vai trò kiến tạo của Nhà nước và nỗ lực đổi mới từ chính doanh nghiệp. Nhà nước cần chuyển từ quản lý sang hỗ trợ, từ can thiệp sang kiến tạo, từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Đồng thời, đầu tư mạnh vào những lĩnh vực nền tảng như hạ tầng, năng lượng, công nghiệp nền tảng, nơi doanh nghiệp tư nhân chưa thể tự đầu tư.

Nhiều chuyên gia nhận định, Nghị quyết 68-NQ/TW được kỳ vọng sẽ tạo cú hích thể chế giúp kinh tế tư nhân bứt phá. Tuy nhiên, chính sách dù có cởi mở đến đâu cũng khó phát huy hiệu quả nếu bản thân doanh nghiệp không chủ động thay đổi. Thực tế suốt nhiều năm qua, khu vực tư nhân vẫn bị chi phối bởi mô hình gia đình trị, quản trị cảm tính, tư duy ngắn hạn và thiếu đổi mới. Vì vậy, để tận dụng “cơ hội vàng” này, doanh nghiệp tư nhân cần chuyển mình mạnh mẽ, hướng đến quản trị hiện đại và chiến lược phát triển dài hạn.

Theo luật sư Nguyễn Đức Hùng, Giám đốc Công ty Luật TNHH Thiện Duyên: Để kinh tế tư nhân Việt Nam thực sự trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, bên cạnh sự hỗ trợ, tạo điều kiện về chính sách và pháp luật của Nhà nước thì bản thân các doanh nghiệp, doanh nhân cũng phải tự thay đổi, xóa bỏ các tư duy kinh doanh cũ kỹ và quản trị lạc hậu, thiếu tầm nhìn chiến lược dài hạn và bài bản. Các doanh nghiệp tư nhân phải năng động và sáng tạo, liên tục học hỏi kinh nghiệm và cách thức quản trị, kinh doanh chuyên nghiệp và hiệu quả, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Từ đó, không ngừng mở rộng năng lực và quy mô sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, để không chỉ làm chủ thị trường nội địa mà còn vươn ra khu vực và thế giới.

Còn PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, nếu biết cách giải phóng nguồn lực, định vị lại vai trò Nhà nước và nâng cấp nội lực doanh nghiệp tư nhân, kinh tế tư nhân Việt Nam hoàn toàn có thể bước vào kỷ nguyên tăng trưởng dựa trên sức mạnh nội sinh, không còn phụ thuộc vào FDI hay tài nguyên.

Như vậy, muốn kinh tế tư nhân trở thành động lực thật sự, không chỉ cần chính sách cởi mở mà còn phải thay đổi tư duy cũ. Có như thế, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam sẽ không bỏ lỡ cơ hội vàng để vươn mình làm chủ cuộc chơi.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Giải pháp để kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 55% - 58% GDP vào năm 2030
Giải pháp để kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 55% - 58% GDP vào năm 2030

VOV.VN - Theo phân tích của các chuyên gia, dù mục tiêu đặt ra cho kinh tế tư nhân là rất thách thức, nhưng nếu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai một cách phù hợp và hiệu quả, mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được. 

Giải pháp để kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 55% - 58% GDP vào năm 2030

Giải pháp để kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 55% - 58% GDP vào năm 2030

VOV.VN - Theo phân tích của các chuyên gia, dù mục tiêu đặt ra cho kinh tế tư nhân là rất thách thức, nhưng nếu chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai một cách phù hợp và hiệu quả, mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được. 

Khơi thông vốn cho kinh tế tư nhân: Tiếp cận vốn là một trong những điểm nghẽn
Khơi thông vốn cho kinh tế tư nhân: Tiếp cận vốn là một trong những điểm nghẽn

VOV.VN - Theo khảo sát nội bộ của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội năm 2024, có đến 67% doanh nghiệp hội viên cho biết gặp rất nhiều trở ngại khi tiếp cận vốn vay, trong đó nổi lên là các yếu tố: Thiếu tài sản đảm bảo, lãi suất quá cao và quy trình xét duyệt kéo dài, phức tạp.

Khơi thông vốn cho kinh tế tư nhân: Tiếp cận vốn là một trong những điểm nghẽn

Khơi thông vốn cho kinh tế tư nhân: Tiếp cận vốn là một trong những điểm nghẽn

VOV.VN - Theo khảo sát nội bộ của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội năm 2024, có đến 67% doanh nghiệp hội viên cho biết gặp rất nhiều trở ngại khi tiếp cận vốn vay, trong đó nổi lên là các yếu tố: Thiếu tài sản đảm bảo, lãi suất quá cao và quy trình xét duyệt kéo dài, phức tạp.

Doanh nghiệp tư nhân "thắp xanh" kinh tế rừng Bắc Kạn
Doanh nghiệp tư nhân "thắp xanh" kinh tế rừng Bắc Kạn

VOV.VN - Những năm gần đây, các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế rừng – lĩnh vực được xác định là thế mạnh mũi nhọn của tỉnh miền núi Bắc Kạn, từng bước thay thế vai trò của các nông, lâm trường và các doanh nghiệp vốn Nhà nước trong trồng và chế biến lâm sản.

Doanh nghiệp tư nhân "thắp xanh" kinh tế rừng Bắc Kạn

Doanh nghiệp tư nhân "thắp xanh" kinh tế rừng Bắc Kạn

VOV.VN - Những năm gần đây, các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế rừng – lĩnh vực được xác định là thế mạnh mũi nhọn của tỉnh miền núi Bắc Kạn, từng bước thay thế vai trò của các nông, lâm trường và các doanh nghiệp vốn Nhà nước trong trồng và chế biến lâm sản.