Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Sáng nay (19/2), UBND huyện Tuy Phước phối hợp với Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Bình Định tổ chức lễ đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn tại thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước.

Vào khoảng cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, nhiều người Hoa di cư đến Nước Mặn thuộc huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, lập nên phố xá buôn bán sầm uất, mang theo tín ngưỡng thờ Quan Thánh và Thiên Hậu. Nơi đây tàu thuyền và các thương nhân nước ngoài thường xuyên lui tới buôn bán, trao đổi hàng hóa, đánh dấu đời sống phồn hoa đô hội của phủ Quy Nhơn xưa và của cả xứ Đàng Trong. Nước Mặn còn là địa điểm diễn ra quá trình nghiên cứu việc Latin hóa tiếng Việt, góp phần quan trọng vào việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ ở Việt Nam.

Chùa Bà được dựng lên vào giai đoạn này. Từ giữa thế kỷ XVIII trở về sau, cư dân vùng đô thị Nước Mặn thường đến Chùa Bà để đi lễ tỏ lòng cảm ơn Thiên Hậu Thánh Mẫu đã phù hộ cho họ di cư an toàn đến vùng đất mới, đồng thời, cầu mong một cuộc sống sung túc, đủ đầy. Chánh điện Chùa Bà có ngai thờ thần Thành Hoàng đặt cạnh ngai thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Du khách thập phương lui tới Chùa Bà ngày càng đông, hình thức tín ngưỡng cũng dần lớn lên, Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn dần hình thành và được duy trì, lưu truyền cho đến ngày nay.

Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào 4/8/2022. Đây là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thứ tư của tỉnh Bình Định được ghi danh, tiếp sau Võ cổ truyền Bình Định, Hát bội Bình Định và Nghệ thuật Bài chòi Bình Định.

Tại lễ đón Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn, ông Lâm Hải Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đề nghị, huyện Tuy Phước khẩn trương phối hợp với các cơ quan ban ngành có liên quan tổ chức nhận diện, tư liệu hóa di sản, phục hồi các thành tố đã mai một: “Trong thời gian tới, bằng sự nỗ lực và trách nhiệm cao của huyện Tuy Phước cùng với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định và bà con nhân dân xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn sẽ mãi mãi trường tồn và ngày càng lan tỏa trong dòng chảy văn hóa của dân tộc; đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân”.

Từ ngày 19 - 21/2/2023, Ban Quản lý Chùa Bà phối với UBND huyện Tuy Phước sẽ tổ chức Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn. Lễ hội diễn ra với nhiều nghi lễ, tín ngưỡng mang tính đặc trưng của vùng cảng thị xưa như: lễ tế các vị thần linh đã phù hộ cho người đi biển, buôn bán, che chở cho đời sống tinh thần, vật chất của người dân, bảo hộ cho việc sinh sản mẹ tròn con vuông; lễ rước các biểu trưng ngư, tiều, canh, mục với những hình tượng như: người đốn cây, khai phá rừng ngập mặn. Ngoài phần lễ, còn có phần hội với nhiều trò chơi dân gian, nghệ thuật hát bội, hội bài chòi cổ, biểu diễn võ cổ truyền hứa hẹn thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Giữ lửa" cho làng nghề truyền thống giữa thời đại số
"Giữ lửa" cho làng nghề truyền thống giữa thời đại số

VOV.VN - Không chỉ dừng lại ở trải nghiệm khám phá về ký ức, tuổi thơ hay tìm hiểu văn hóa làng nghề, dự án “Về làng” còn là những hành trình mang thông điệp giáo dục ý thức giới trẻ trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc.

"Giữ lửa" cho làng nghề truyền thống giữa thời đại số

"Giữ lửa" cho làng nghề truyền thống giữa thời đại số

VOV.VN - Không chỉ dừng lại ở trải nghiệm khám phá về ký ức, tuổi thơ hay tìm hiểu văn hóa làng nghề, dự án “Về làng” còn là những hành trình mang thông điệp giáo dục ý thức giới trẻ trong việc bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc.

Độc đáo nghề làm ghế rơm của người Tày Cao Bằng
Độc đáo nghề làm ghế rơm của người Tày Cao Bằng

VOV.VN - Nghề làm ghế rơm của người Tày ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã có từ lâu đời. Từ những cọng rơm khô bình dị, qua đôi bàn tay khéo léo của các mế, các chị đã trở thành những chiếc ghế rơm độc đáo.

Độc đáo nghề làm ghế rơm của người Tày Cao Bằng

Độc đáo nghề làm ghế rơm của người Tày Cao Bằng

VOV.VN - Nghề làm ghế rơm của người Tày ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã có từ lâu đời. Từ những cọng rơm khô bình dị, qua đôi bàn tay khéo léo của các mế, các chị đã trở thành những chiếc ghế rơm độc đáo.

Lễ hội đầu xuân và vấn đề bảo vệ môi trường
Lễ hội đầu xuân và vấn đề bảo vệ môi trường

VOV.VN - Ba tháng mùa Xuân sẽ còn hàng trăm lễ hội lớn, nhỏ diễn ra trên khắp cả nước. Trảy hội, cầu may mắn đầu năm, mong mỗi người tham gia lễ hội, cùng thực hiện những hành động tuy nhỏ nhưng ý nghĩa, đó là bỏ rác đúng nơi quy định, không tiêu thụ động vật hoang dã và không nên thắp nhiều hương và không nên đốt nhiều vàng mã.

Lễ hội đầu xuân và vấn đề bảo vệ môi trường

Lễ hội đầu xuân và vấn đề bảo vệ môi trường

VOV.VN - Ba tháng mùa Xuân sẽ còn hàng trăm lễ hội lớn, nhỏ diễn ra trên khắp cả nước. Trảy hội, cầu may mắn đầu năm, mong mỗi người tham gia lễ hội, cùng thực hiện những hành động tuy nhỏ nhưng ý nghĩa, đó là bỏ rác đúng nơi quy định, không tiêu thụ động vật hoang dã và không nên thắp nhiều hương và không nên đốt nhiều vàng mã.

Đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” quay về Việt Nam
Đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” quay về Việt Nam

VOV.VN - Cổ vật Việt Nam, trong đó có cổ vật cung đình triều Nguyễn mang một giá trị to lớn. Vừa qua, thông tin ông Nguyễn Thế Hồng, ở tỉnh Bắc Ninh đã mua thành công ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" và đang tiếp tục hoàn tất thủ tục để đưa cổ vật quý giá này hồi hương là một tín hiệu đáng mừng.

Đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” quay về Việt Nam

Đưa ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” quay về Việt Nam

VOV.VN - Cổ vật Việt Nam, trong đó có cổ vật cung đình triều Nguyễn mang một giá trị to lớn. Vừa qua, thông tin ông Nguyễn Thế Hồng, ở tỉnh Bắc Ninh đã mua thành công ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" và đang tiếp tục hoàn tất thủ tục để đưa cổ vật quý giá này hồi hương là một tín hiệu đáng mừng.