Ít nhất 7,3 triệu tấn sinh vật biển bị đánh bắt không chủ ý mỗi năm

VOV.VN - Mỗi năm, ít nhất 7,3 triệu tấn sinh vật biển bị đánh bắt không chủ ý. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo Tham vấn báo cáo rà soát chính sách nhằm xây dựng kế hoạch giảm khai thác không chủ ý các loài rùa biển, thú biển tại Việt Nam do Cục Kiểm ngư (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức sáng nay 22/12, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

 

Theo thông tin từ Cục Kiểm ngư, ở nhiều nơi số lượng sinh vật biển bị đánh bắt không chủ ý còn lớn hơn số lượng đánh bắt loài mong muốn. Các loài thường xuyên bị đánh bắt không chủ ý như cá mập hoặc cá nhám, rùa biển, các loài thú biển như cá heo, cá voi. Theo ước tính của Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), mỗi năm có hơn 100 nghìn con cá mập và các loài cá thuộc họ cá mập bị đánh bắt, một nửa trong số đó là đánh bắt không chủ ý. Đáng quan tâm là những loài bị đánh bắt không chủ ý thường không được thả lại về biển mà vẫn bị giữ lại cho mục đích thương mại. Điều này khiến việc đánh bắt không chủ ý trở thành một trong những nguyên nhân dẫn đến đánh bắt quá mức.

Nhiều ý kiến tại Hội thảo cho rằng, việc đánh bắt ngẫu nhiên các loài cá hay các sinh vật đại dương bằng ngư cụ là một trong những mối đe dọa chính đối với lợi nhuận và tính bền vững của nghề cá cũng như đối với đa dạng sinh học biển. Việc đánh bắt không chủ ý có thể dẫn đến tình trạng đánh bắt quá mức và cản trở nỗ lực tái tạo nguồn lợi thuỷ sản, tác động tiêu cực về kinh tế và xã hội đối với ngư dân và cộng đồng sống dựa vào nguồn lợi thuỷ sản.

Việt Nam là một trong những quốc gia tích cực tham gia các cam kết quốc tế về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Các ý kiến tại Hội thảo nhìn nhận: Khung chính sách cho việc bảo tồn biển, bảo tồn loài thuỷ sản nguy cấp quý hiếm hiện tương đối đầy đủ nhưng các chính sách cụ thể cho việc quản lý khai thác không chủ ý lại thiếu và chưa được đề cập nhiều trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trong bối cảnh hiện nay, khi mà ngành Thuỷ sản Việt Nam đang nỗ lực hội nhập và hướng đến mục tiêu “phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm” thì việc rà soát và đề xuất xây dựng các chính sách cụ thể về quản lý việc đánh bắt thủy sản không chủ ý, đặc biệt là các loài thủy sản nguy cấp quý hiếm như các loài rùa biển, thú biển, cá mập/cá nhám và cá đuối là rất cần thiết.

Theo ông Lê Hữu Tuấn Anh, Phó Trưởng Phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản, Cục Kiểm ngư thì nghề cá tại Việt Nam có quy mô nhỏ, đa nghề, khoảng 40 nghề sử dụng ngư cụ khác nhau, khai thác đa loài, với tàu thuyền kích thước và công suất nhỏ chiếm đa số. Theo Luật Thuỷ sản 2017, khái niệm “loài khai thác chính” và “loài khai thác không chủ ý” không được đề cập đến do trong điều kiện hiện nay.

“Chúng ta tuân thủ các quy định trong các đạo luật về bảo vệ thú biển tại thì sẽ nhận được sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật của các quốc gia trên thế giới để đạt được các chứng nhận về xuất khẩu thuỷ sản. Điều này cũng mở ra cơ hội để Việt Nam tăng cường hợp tác đầu tư, nghiên cứu trên lĩnh vực quản lý nghề cá, góp phần khẳng định thương hiệu quốc gia trên thị trường thuỷ sản quốc tế”- Ông Lê Hữu Tuấn Anh đánh giá.

Những năm gần đây, Việt Nam có nhiều nỗ lực trong công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm, đáng kể là việc ban hành kế hoạch quốc gia về bảo tồn rùa biển và nghiên cứu quy trình cứu hộ các loài thú biển... Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết, việc nghiên cứu quản lý nghề cá theo hạn ngạch cũng đang được nghiên cứu triển khai. Những nỗ lực trên thể hiện quyết tâm cải thiện chiến lược quản lý và bảo tồn nghề cá của Việt Nam và Việt Nam đang nghiêm túc hướng tới nghề cá bền vững và có trách nhiệm.

“Chúng ta cần tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng, Chính quyền các địa phương và các doanh nghiệp cùng chung tay để hành động, cùng nhau phục hồi nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Phát triển ngành thuỷ sản bền vững để hướng tới tăng trưởng xanh trong xu thế hội nhập hiện nay”- Ông Hùng nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tăng cường hợp tác phát triển nghề cá hiện đại, bền vững
Tăng cường hợp tác phát triển nghề cá hiện đại, bền vững

VOV.VN - Các quốc gia ASEAN sẽ tăng cường hợp tác phát triển nghề cá khu vực theo hướng hiện đại, bền vững, có trách nhiệm và hiệu quả.

Tăng cường hợp tác phát triển nghề cá hiện đại, bền vững

Tăng cường hợp tác phát triển nghề cá hiện đại, bền vững

VOV.VN - Các quốc gia ASEAN sẽ tăng cường hợp tác phát triển nghề cá khu vực theo hướng hiện đại, bền vững, có trách nhiệm và hiệu quả.

Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm: “Đau một lần” để vươn ra biển lớn
Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm: “Đau một lần” để vươn ra biển lớn

VOV.VN - Khai thác, chế biến, tiêu thụ hải sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản mang tính bền vững đã và đang trở thành xu hướng của toàn cầu.

Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm: “Đau một lần” để vươn ra biển lớn

Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm: “Đau một lần” để vươn ra biển lớn

VOV.VN - Khai thác, chế biến, tiêu thụ hải sản gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản mang tính bền vững đã và đang trở thành xu hướng của toàn cầu.

Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm: Nỗ lực gỡ thẻ vàng EC
Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm: Nỗ lực gỡ thẻ vàng EC

VOV.VN - Gỡ thẻ vàng là nhiệm vụ hàng đầu nhưng mục tiêu quan trọng hơn cần hướng tới là xây dựng và phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm.

Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm: Nỗ lực gỡ thẻ vàng EC

Phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm: Nỗ lực gỡ thẻ vàng EC

VOV.VN - Gỡ thẻ vàng là nhiệm vụ hàng đầu nhưng mục tiêu quan trọng hơn cần hướng tới là xây dựng và phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm.

Hợp tác nghề cá vì phát triển bền vững ở Biển Đông
Hợp tác nghề cá vì phát triển bền vững ở Biển Đông

VOV.VN - Ngày 15/3, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Đối thoại Biển lần 2 với chủ đề “Hợp tác nghề cá ở Biển Đông”.

Hợp tác nghề cá vì phát triển bền vững ở Biển Đông

Hợp tác nghề cá vì phát triển bền vững ở Biển Đông

VOV.VN - Ngày 15/3, Học viện Ngoại giao đã tổ chức Đối thoại Biển lần 2 với chủ đề “Hợp tác nghề cá ở Biển Đông”.

Phát triển bền vững nghề cá là ưu tiên của cộng đồng APEC
Phát triển bền vững nghề cá là ưu tiên của cộng đồng APEC

VOV.VN - Mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên từ biển... là vấn đề được quan tâm của cộng đồng APEC

Phát triển bền vững nghề cá là ưu tiên của cộng đồng APEC

Phát triển bền vững nghề cá là ưu tiên của cộng đồng APEC

VOV.VN - Mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên từ biển... là vấn đề được quan tâm của cộng đồng APEC

VietGap - giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra
VietGap - giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra

Việc tạo ra bộ tiêu chuẩn nuôi cá tra có tính chung nhất cho các thị trường như VietGap đã giúp người nuôi cá tra dễ dàng hơn

VietGap - giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra

VietGap - giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá tra

Việc tạo ra bộ tiêu chuẩn nuôi cá tra có tính chung nhất cho các thị trường như VietGap đã giúp người nuôi cá tra dễ dàng hơn